Theo Giáo sư Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh tim mạch vốn là bệnh ở tuổi 50-90 thì giờ đây 30 tuổi đã mắc rất nhiều.

 

1.Tăng lên khủng khiếp

 

Theo Giáo sư Lợi nói về con số gia tăng của bệnh tim mạch, ông nhấn mạnh: “bệnh nhân mắc tim mạch đang tăng lên khủng khiếp, mô hình bệnh tật thay đổi nhiều và nguy cơ tử vong do tim mạch rất cao”.

 

Hiện nay, mỗi người đều rùng mình khi nghĩ về bệnh ung thư, tai nạn giao thông, nhưng theo Giáo sư Lợi ung thư chỉ chiếm 18%, trong khi tim mạch chiếm 33% tử vong. Hiện nay, cứ 100 người chết thì 33 người chết do tim mạch. Gần 200.000 người chết do tim mạch/năm.

 

Chỉ riêng tại Viện Tim mạch Quốc gia, số bệnh nhân đến khám khoảng 700-800 người/ngày, một năm là hơn 100 nghìn lượt người đến khám. Trong đó, tỷ lệ phải vào nội trú là khoảng 8-10%. Hiện nay, Viện Tim mạch đang có 450 giường bệnh và số lượng bệnh nhân dao động 450-500/ngày nằm nội trú.

 

Trong số các bệnh tim mạch, GS Lợi cho biết bệnh nhân bị bệnh nặng như nhồi máu cơ tim, bệnh phình vỡ động mạch chủ tăng lên đáng kể.

 

Nhiều bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp, do các yếu tố nguy cơ gây ra tim mạch (đái tháo đường, chế độ ăn không hợp lý, rối loạn mỡ máu, rối loạn lipit máu,

ít vận động thể lực, thuốc lá, stress…) làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp vừa là bệnh lý, vừa là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch.

 

 

Độ tuổi mắc tim mạch thường ở 50 đến 90 tuổi, nhưng hiện nay có rất nhiều bệnh nhân trẻ ở độ tuổi sung sức 30-35 cũng mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch và thậm chí là không ít trong số đó tử vong do nhồi máu cơ tim. So với nữ giới, nam giới ở độ tuổi lao động mắc bệnh huyết áp, tim mạch chiếm số lượng áp đảo.

 

Đáng chú ý, nếu như năm 2000, cả nước có khoảng 16,3% số người lớn bị tăng huyết áp thì đến năm 2009 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 24,5% và năm nay, số người bị tăng huyết áp là 46%. rất đáng báo động.

 

2.Hãy phòng bệnh ngay.

 

Theo bác sỹ Dương Ngọc Long – Viện Tim mạch Việt Nam, ăn thiếu rau và trái cây ở mức độ cao: Có tới 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau/ trái cây so với khuyến cáo của WHO là 400g/ ngày và tỷ lệ này cao hơn ở nam giới so với nữ giới ( 63,1% so với 51,4%).

 

Việc ăn mặn cũng góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch: Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 9,4 gam muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO là dưới 5 gam muối/ người/ ngày.

 

Lười vận động cũng là nguyên nhân của bệnh tim mạch : Chúng ta có gần ⅓ dân số thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO ( hoạt động thể lực ít nhất 150 phút/ tuần). Tỷ lệ này ở nam chỉ là 20,2%, thấp hơn so với nữ hiện là 35,7%.

 

Giáo sư: Đỗ Doãn Lợi

Trong khi ăn nhiều chất dinh dưỡng lại ít vận động, dẫn đến tình trạng béo phì- kẻ thù của bệnh tim mạch. Có tới 15,6 % số người Việt Nam bị thừa cân béo phì và bệnh này không có sự khác biệt giữa nam và nữ , ở thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng nhanh.

 

Một trong những yếu tố gây ra các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, vỡ, phình động mạch đó là bệnh lý tăng huyết áp. Tại Việt Nam có tới 12 triệu người mắc bệnh cao huyết áp và 60% bệnh nhân tăng huyết áp không phát hiện ra bệnh, 80% bệnh nhân tăng huyết áp chưa được điều trị. Điều này khiến cho bệnh tim mạch ngày càng gia tăng.

 

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, theo các chuyên gia chúng ta nên phòng ngừa hiệu quả ngay từ hôm nay nhờ lối sống lành mạnh theo khuyến cáo sau đây:

 

1.Chế độ ăn uống hợp lý: Dưới 5g muối/ ngày, tăng cường ăn rau xanh, hoa qủa tươi,hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

 

2.Duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

 

3.Không hút thuốc lá hoặc thuốc lào, hạn chế uống rượu bia.

 

4.Tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.

 

5.Tránh các lo âu căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý.

 

6. Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.

 

Người bị bệnh tăng huyết áp bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên , cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/03/2024

Sáng Chế: Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin

Ngày 13/03/2024, Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã chính thức cấp sáng chế cho Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin được...
ĐỌC TIẾP

18/05/2023

OIC NEW vinh dự được cấp bằng độc quyền sáng chế Nano Piperin

Kể từ ngày nộp đơn 02/06/2020, trải qua thời gian ròng rã 3 năm, cuối cùng OIC NEW đã vinh dự được Cục sở hữu...
ĐỌC TIẾP

18/05/2023

OIC NEW chúc mừng nhà thuốc An Khánh khai trương hồng phát

Thành lập từ năm 2016, được thẩm định và cấp chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện kinh doanh Dược do Sở Y tế Hà...
ĐỌC TIẾP

03/04/2023

Nhà Thuốc Việt Pháp 1 – Nhà Thuốc uy tín, hợp tác lâu năm với OIC New

Là Nhà Thuốc hợp tác phân phối các sản phẩm Nano chính hãng của OIC New, Nhà Thuốc Việt Pháp 1(nhathuocvietphap.net) là địa chỉ đáng...
ĐỌC TIẾP

25/03/2023

Wellcare CS Group – Đối tác phân phối chính hãng các sản phẩm OIC New tại thị trường miền Nam

Được thành lập từ năm 2020, CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ WELLCARE CS GROUP VIỆT NAM cùng hệ thống...
ĐỌC TIẾP

09/01/2023

Nano Curcumin OIC: Món quà quý giá nhất dành tặng người thân là sức khoẻ

Báo cáo “Think consumer health” của Google cho biết, đã có hơn 55% người Việt lựa chọn những món quà sức khỏe để biếu tặng...
ĐỌC TIẾP

01/12/2021

Quercetin ngăn chặn cơn bão Cytokine trong các tế bào đuôi gai và Plasmacytoid

Trừu tượng Tế bào đuôi gai (DC) có thể được phân chia theo dòng dõi thành tế bào đuôi gai dòng tủy (mDC) và tế...
ĐỌC TIẾP

30/11/2021

Tăng cường miễn dịch của tôm thẻ với chiết xuất hoàng kỳ

Một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy chiết xuất thảo mộc Astragalus polysaccharides từ cây hoàng kỳ có thể kích thích khả năng miễn...
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo