VIÊM DA THAI KỲ VÀ NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP SAU SINH

 

                                    20161222-5-bieu-hien-sau-sinh-me-cho-xem-thuong-1.jpg

 

1. Đau bụng dưới

Sau sinh, tử cung co hồi lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau đã thu hồi bằng một nửa và tiếp một tuần nữa thì không còn sờ nắn thấy tử cung ở trên bụng. Sản phụ thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau, phải khám xem có viêm nhiễm không. Cụ thể, nhiễm trùng ở dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, viêm đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới.

Khi thấy tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, bạn phải nghĩ tới viêm dạ con (niêm mạc) và xem xét có sót nhau không? Viêm dạ con, nếu để lâu rất nguy hiểm vì nó chuyển biến thành thể nặng rất nhanh.

 

2. Sốt sau sinh

Nhiều sản phụ sau khi sinh 2-3 ngày có thể bị sốt trên 38 độ C hoặc ngược lại là bị lạnh liên tục. Tình trạng này thường là do viêm nhiễm trong tử cung dẫn đến sốt. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, làm cho trạng thái toàn thân xấu đi, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Khi sốt, sản phụ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà nên đến bệnh viện kiểm tra.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng này: lúc xử lý vệ sinh dịch nhầy phải chú ý đảm bảo vệ sinh, hơn nữa phải chú ý giữ sạch sẽ vùng bên ngoài bộ phận sinh dục. Sau sinh, sản phụ cần nằm trên giường nghỉ ngơi, giữ ấm. Ngoài ra cần phải hấp thụ chất dinh dưỡng hợp lý, bảo đảm trạng thái toàn thân khoẻ mạnh.

 

3. Đau vùng tầng sinh môn

Tầng sinh môn hay bị chấn thương và cũng dễ bị cắt rộng khi đẻ con so, đầu thai to, hoặc do tầng sinh môn giãn nở ít. Vùng này tập trung nhiều máu nên dễ liền. Trong vài ngày đầu, sản phụ cũng cảm thấy khó chịu và khó khăn khi di chuyển, đi lại.

Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau nhức, có cảm giác bị cắn rứt, ngứa, bị phù nề và có khi có mủ thì phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đến bệnh viện ngay.

 

4. Căng sữa và tắc tia sữa

Vài ngày sau khi sinh, vú cương to vì đã tiết sữa đầy đủ. Vú nóng, nặng cứng, có khi căng. Đây là hiện tượng bình thường. Cho trẻ bú ngay thì các hiện tượng trên sẽ hết. Nếu vì lý do gì đó mà trẻ không bú được thì cần vắt sữa hoặc cho trẻ khác bú (bú trực).

Sữa trong vú nếu không ra ngoài được do tia sữa bị tắc nghẽn, do viêm đầu vú hoặc nứt kẽ đầu vú, sẽ rất nhanh chóng bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm ống dẫn sữa và cuối cùng là áp xe vú.

Để tránh áp xe vú, phải xử lý thật sớm tắc tia sữa, không để sữa bị ứ đọng trong vú. Hút bằng máy ít có tác dụng, vì dễ làm phù quanh các ống dẫn sữa ở đầu vú. Chườm nóng, xoa bóp, nhờ một đứa trẻ khỏe hơn, lớn hơn bú ngay từ lúc mới tắc là biện pháp tốt nhất. Nếu đã đỏ tấy một vùng trên vú thì chườm nóng và vắt sữa là biện pháp thích hợp nhất.

Trong trường hợp đầu vú xước hoặc rạn nứt thì nên làm ẩm ướt đầu vú bằng glycerin, thuốc mỡ corticoid tổng hợp hoặc mystatin. Nên vắt sữa vì nếu để trẻ bú thì người mẹ sẽ rất đau. Không rửa vú bằng xà phòng và không bôi cồn.

 

5. Bệnh trĩ

Trong thời kỳ mang thai, nếu sản phụ mắc bệnh trĩ, sau khi sinh thường tình trạng sẽ xấu hơn. Vì lúc đẻ phải dùng sức rặn rất mạnh nên bệnh càng trầm trọng hơn.

Trĩ thường sưng đỏ sau khi đẻ 2 – 3 tuần, rất đau, vì sợ đau nên có buồn đại tiện cũng nhịn, dẫn tới bị táo bón, làm cho trĩ lại càng nặng hơn, hình thành vòng tuần hoàn ác tính. Ngoài điều trị dùng thuốc và thuốc mỡ mềm, sản phụ còn phải chú ý ăn uống, không để bị thành táo bón và không nên rời giường sớm.

 

6. Rối loạn tiết niệu

Vấn đề này thường ít xảy ra, nhưng nếu có thì rất nguy hiểm. Có 2 loại rối loạn:

– Bí tiểu: Sản phụ không tiểu tiện được vì thành trước âm đạo bị thay đổi, hoặc bị chấn thương làm niệu đạo bị gấp hoặc cơ cổ bàng quang bị đóng chặt. Sản phụ bị bí tiểu, bụng dưới to, đau do bàng quang đầy và căng.

– Nước tiểu dầm dề: có 2 nguyên nhân:

Rò bàng quang âm đạo: do thành trước âm đạo bị rách sau khi dùng phoóc xép hay giác hút để kéo thai ra. Phải mổ khâu lại lỗ rò.

Do cổ bàng quang bị tổn thương, cơ thắt ở cổ bàng quang không hoạt động được tốt sau khi sinh. Tổn thương này thường tạm thời và không kéo dài. Điều trị không phức tạp.

 

7. Xuất huyết muộn sau sinh

Đây là một bất thường nếu máu lại chảy ra vào ngày thứ hai, thứ ba hay muộn hơn sau khi sinh. Nguyên nhân chính là ở vùng nhau bám cổ tử cung co hồi kém, hoặc là do sót nhau. Trường hợp này phải báo với bác sĩ ngay để được dùng thuốc co tử cung mạnh và xoa bóp tử cung để cầm máu.

 

8. Đau đầu, nặng đầu

Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, triệu chứng có thể giảm nhẹ. Nếu thấy đau nghiêm trọng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

 

9. Chân tay tê

Sau khi sinh, sản phụ có thể bị phù hoặc thường xuyên mệt mỏi, có lúc còn xuất hiện triệu chứng chân tay tê, tay mỏi rã rời, chân nặng… những triệu chứng này mất dần cùng với sự phục hồi của cơ thể.

 

10. Cứng và đau cơ

Vừa phải mang chiếc bụng to, vừa phải tiêu hao nhiều sức lực khi sinh, sản phụ có thể bị đau cơ sau sinh. Trong thời gian ở cữ, hoạt động quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau lưng. Khoảng sau một tuần có thể giảm bớt, nếu kéo dài không khỏi nên hỏi ý kiến bác sĩ.

 

11. Viêm da thai kì

Đây là hiện tượng các nốt sẩn đỏ nổi rải rác khắp toàn thân hay tập trung ở vùng bụng, lưng, mặt… của mẹ bầu kèm theo ngứa. Tình trạng này đa số các mẹ đều gặp phải.

Để phòng ngừa Viêm da thai kì các mẹ cần ghi nhớ:

– Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là trong mùa nóng. Lựa chọn trang phục thông thoáng, thấm hút mồ hôi.

– Tránh tắm nước nóng quá lâu, làm da khô và ngứa trầm trọng hơn.

– Chọn sữa tắm với độ pH vừa phải, không gây kích ứng, phù hợp với làn da nhạy cảm.

– Không nên dùng xà phòng, các loại mỹ phẩm làm đẹp dễ gây kích ứng, chứa nồng độ xút cao.

– Dùng khăn mát hoặc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa nhằm giảm cảm giác khó chịu.

– Tuyệt đối không cào, gãi hay tác động lực mạnh khi ngứa, bởi nó chỉ làm vùng da ở đó thêm ngứa ngáy, tổn thương.

– Tình trạng ngứa khi mang thai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu mẹ bầu ăn phải những thực phẩm gây dị ứng.

Ngoài ra, để phòng ngừa từ tận sâu bên trong các mẹ nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như Liquid Nano Curcumin OIC với chiết xuất từ nghệ, dạng dung dịch với kích thước hạt Nano Curcumin <39nm.

+Mẹ bầu có thể dùng Liquid Nano Curcumin OIC có thành phần chính là Tinh Nghệ Nano Curcumin bôi ngoài da giúp sát khuẩn, ngăn ngừa viêm da và dịu cơn ngứa

+ Ngoài ra các mẹ sau sinh nên kết hợp vừa uống vừa bôi Liquid Nano Curcumin OIC để  làm lành vết thương nhanh chóng, bổ khí huyết, giúp co bóp tử cung, chống hậu sản.

                                                        3.jpg

Chúc các mẹ “bái bai” nỗi lo viêm da (ngứa) dị ứng khi mang thai để yên tâm chăm lo sức khỏe trong suốt thai kỳ của mình nhé!

 

Nguồn: Internet

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

04/07/2018

8 BÍ QUYẾT TRỊ NÁM, “LÀ PHẲNG” NẾP NHĂN HIỆU QUẢ.

Thức uống chứa nhiều vitamin C và flavonoid, công hiệu làm cho da có tính đàn hồi, trừ nám tẩy trắng, làm phẳng nếp nhăn và hạ áp, thích h
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

NGUYÊN NHÂN LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

Theo các thống kê, có đến 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc những căn bệnh nội khoa về đườ
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

9 THÓI QUEN HÀNG NGÀY KHIẾN GAN DẦN ” CHẾT MÒN”

Không ít thói quen hàng ngày lại chính là sát thủ của gan khiến gan đang dần bị "chết mòn". Rượu, bia
ĐỌC TIẾP

12/06/2018

CẨN THẬN VỚI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, THỰC QUẢN.

3 nguyên nhân trực tiếp gia tăng các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, đó là stress kéo dài, viêm loét dạ dày tá tr&agrave
ĐỌC TIẾP

04/06/2018

14 CÁCH LÀM ĐẸP DA SAU KHI SINH HIỆU QUẢ

Làm như thế nào để làm đẹp da sau sinh hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ sau khi sinh con
ĐỌC TIẾP

25/05/2018

BẢN CHẤT CỦA SYNARIN TRONG ATISÔ

1. Bản chất của Cynarin. Trong lá cây Atisô có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là
ĐỌC TIẾP

21/05/2018

CÁC DẤU HIỆU BỆNH LÝ VỀ GAN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ GAN MẬT.

Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt, cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của tổn t
ĐỌC TIẾP

19/05/2018

10+ BỆNH DẠ DÀY BẠN CÓ THỂ MẮC PHẢI NẾU KHÔNG BIẾT RÕ.

Dạ dày (hay còn được gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa ở người. Dạ dày có ha
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo