Bị bệnh đau dạ dày không phải ăn gì cũng được, điều trị bệnh cần phải đến nơi đến chốn nếu không sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày. Bệnh nhân cần phải có một chế độ ăn thật hợp lý, điều độ. Vậy người bị đau dạ  dày kiêng ăn gì?

 

 

Người bị bệnh đau dạ dày nên kiêng:

 

Các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, tiêu… có tính kích thích; đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao…) thường làm tăng sự bài tiết acid của dạ dày, gây ra các cơn đau. Cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

 

Các chất kích thích như rượu, ca cao, cà phê, nước trà đậm, gừng khô, cà ri, …

 

Các loại thực phẩm chế biến: món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn;

 

Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng: Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu ăn cần phải ăn thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.

 

Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Cụ thể như chanh, cam, quýt, khế chua, me, mơ, ổi, xoài xanh, chùm ruột, sơ ri, cà chua, dưa muối các loại, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho…) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

 

Các loại nấm: Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

 

Trứng chưa chín (lòng đào, ốp lết) hoặc quá chín: Trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Ngược lại trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên trứng chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

 

Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ: Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, đậu khô, khoai môn, các loại rau đậu già,… Nếu dùng chỉ nên xay hoặc ép lấy nước bỏ cái; hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

 

Một số loại củ, rễ: măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

04/07/2018

8 BÍ QUYẾT TRỊ NÁM, “LÀ PHẲNG” NẾP NHĂN HIỆU QUẢ.

Thức uống chứa nhiều vitamin C và flavonoid, công hiệu làm cho da có tính đàn hồi, trừ nám tẩy trắng, làm phẳng nếp nhăn và hạ áp, thích h
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

NGUYÊN NHÂN LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

Theo các thống kê, có đến 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc những căn bệnh nội khoa về đườ
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

9 THÓI QUEN HÀNG NGÀY KHIẾN GAN DẦN ” CHẾT MÒN”

Không ít thói quen hàng ngày lại chính là sát thủ của gan khiến gan đang dần bị "chết mòn". Rượu, bia
ĐỌC TIẾP

12/06/2018

CẨN THẬN VỚI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, THỰC QUẢN.

3 nguyên nhân trực tiếp gia tăng các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, đó là stress kéo dài, viêm loét dạ dày tá tr&agrave
ĐỌC TIẾP

04/06/2018

14 CÁCH LÀM ĐẸP DA SAU KHI SINH HIỆU QUẢ

Làm như thế nào để làm đẹp da sau sinh hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ sau khi sinh con
ĐỌC TIẾP

25/05/2018

BẢN CHẤT CỦA SYNARIN TRONG ATISÔ

1. Bản chất của Cynarin. Trong lá cây Atisô có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là
ĐỌC TIẾP

21/05/2018

CÁC DẤU HIỆU BỆNH LÝ VỀ GAN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ GAN MẬT.

Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt, cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của tổn t
ĐỌC TIẾP

19/05/2018

10+ BỆNH DẠ DÀY BẠN CÓ THỂ MẮC PHẢI NẾU KHÔNG BIẾT RÕ.

Dạ dày (hay còn được gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa ở người. Dạ dày có ha
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo