Xu hướng gia tăng của bệnh viêm loét dạ dày ngày càng cao. Bệnh tuy không khó chữa nhưng nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Có nhiều trường hợp bị thủng dạ dày do viêm loét. Một điều đáng chú ý là hiện nay bệnh không chỉ gặp ở người lớn tuổi, mà ở trẻ nhỏ cũng bắt đầu gia tăng đáng kể do các em học tập căng thẳng, thức khuya, ăn uống không điều độ hoặc không đúng cách.
Nguy hiểm hơn, đa phần trẻ viêm loét dạ dày nhập viện trong tình trạng muộn do viêm loét dạ dày ở trẻ em tiến triển rất nhanh. Bệnh nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị.
Viêm loét dạ dày, nhiều biến chứng khó lường
Viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.
Các biến chứng này nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng và không điều trị triệt để dễ dẫn đến ung thư dạ dày, một dạng ung thư thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa.
Cắt cơn đau dạ dày không khó nhưng nếu chỉ dùng thuốc trị triệu chứng mà quên bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế bội nhiễm H.Pylori, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh thì viêm loét dạ dày rất dễ tái phát. Vì vậy, đau dạ dày tuy không phải nan y nhưng rất khó để chữa khỏi.
Giải pháp nào bảo vệ, ngăn ngừa biến chứng?
Trước đây, ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia y tế cho bệnh nhân viêm loét dạ dày là dùng thuốc kháng sinh diệt H.Pylori và thuốc ức chế tiết acid. Tuy nhiên, uống quá nhiều kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mạn.
Nếu sử dụng lâu dài các thuốc giảm tiết acid mạnh lại làm gia tăng nguy cơ gãy xương , một số trường hợp làm suy giảm khả năng tình dục và dễ tiến triển thành ung thư.