Hầu hết mọi người đều đã nghe rất nhiều về những nguyên nhân đau dạ dày trong đó Hp và rượu bia là hai nguyên nhân được đề cập nhiều nhất. Tuy nhiên đặc trưng của bệnh dạ dày từ hai nguyên nhân này lại rất khác nhau cả về cơ chế gây bệnh, diễn biến và biến chứng của bệnh và cả cách điều trị đau dạ dày.
1.CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Đau dạ dày do Hp
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn sinh sống tại dạ dày gây viêm loét dạ dày do cơ chế đầu tiên là sản sinh ra men protease, lipase. Nhờ hoạt động của các men này, Hp phá hủy lớp màng nhầy là một yếu tố bảo vệ ngăn ngăn cách acid dạ dày và thành dạ dày, do đó acid tấn công trực tiếp vào các tế bào trong dạ dày tạo thành các vết loét. Không những vậy sản phẩm của sự phá hủy lớp màng nhày là ure chính là đích tác dụng thứ hai trong cơ chế hoạt động của Hp. Vi khuẩn Hp sinh ra men urease phân hủy ure thành NH3
Ure + H2O => NH3 + CO2 + H2O
NH3 tăng cao gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây tăng tiết acid dạ dày và đồng thời tạo môi trường pH lý tưởng bao xung quanh vị trí sống cho Hp để Hp sinh sống và phát triển.
Đau dạ dày do bia rượu
Các nghiên cứu cho thấy rằng khác với Hp phá hủy lớp màng nhày thì rượu bia lại ức chế sự tạo thành của hàng rào bảo vệ này. Không những vậy, rượu bia cũng tác động theo cơ chế thần kinh và gây tăng tiết acid, việc mất cân bằng hai yếu tố này gây nên viêm loét dạ dày mạn tính khi sử dụng rượu bia kéo dài. Tùy vào lượng rượu và thời gian sử dụng mà tổn thương nghiêm trọng đến mức nào.
2.Diễn biến và biến chứng của bệnh
Đau dạ dày do Hp
Do cơ chế gây bệnh như vậy mà đặc trưng của vi khuẩn Hp thường hình thành ổ loét sớm, thường khi người bệnh có những triệu chứng là lúc đó ổ loét đã hình thành. Đau dạ dày do Hp có thể lây qua đường ăn uống.
Khoảng 1% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng do Hp sẽ tiến triển biến chứng ung thư dạ dày.
Đau dạ dày do rượu bia
Thông thường bệnh thường xuất phát từ các triệu chứng nhẹ, nặng dần mới tiến triển loét, những triệu chứng này chủ yếu là ợ nóng, đầy bụng và có thể dễ bị bỏ qua, coi nhẹ. Sau khi những cơn đau xuất hiện liên tục bệnh nhân mới đi khám và điều trị. Tuy nhiên cũng có một số lượng không nhỏ bệnh nhân có tình trạng viêm dạ dày cấp ngay sau khi uống bia rượu thậm chí xuất huyết dạ dày.
Biến chứng chủ yếu của đau dạ dày do bia rượu là xuất huyết tiêu hóa. Chưa có con số thống kê cụ thể là bao nhiêu phần trăm bệnh nhân đau dạ dày do bia rượu sẽ tiến triển biến chứng này tuy nhiên thống kê trên những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thì có những con số thực sự có thể gây “sốc”. Có đến 50% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa được xác định tác nhân trực tiếp trước đó là do rượu bia. Rượu bia làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa lên đến 400% và tăng tỷ lệ tử vong do xuất huyết tiêu hóa 150%. Đau dạ dày do bia rượu không có tính truyền nhiễm như Hp.
3. Điều trị đau dạ dày
Điều trị đau dạ dày do Hp
Bệnh nhân cần được sử dụng kháng sinh, các thuốc chống tiết acid, các thuốc điều trị triệu chứng. Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh trở nên phổ biến do vậy điều trị bằng kháng sinh có thể cần đổi thuốc nhiều lần. Thuốc chống tiết acid cần được kéo dài trong liệu trình ít nhất 6 tuần. Sau khi điều trị không còn triệu chứng, sau khi ngừng kháng sinh ít nhất 4 tuần và thuốc chống tiết acid bệnh nhân cần tái khám mới khẳng định được đã hết vi khuẩn và vết loét chưa để có phương án điều trị tiếp.
Điều trị đau dạ dày do rượu
Trường hợp này bệnh nhân không cần sử dụng kháng sinh, các nhóm thuốc điều trị sẽ bao gồm thuốc chống tiết acid và thuốc điều trị triệu chứng. Không phải đối diện với hiện tượng kháng kháng sinh nhưng thực tế lại cho thấy thời gian điều trị thường kéo dài hơn. Bệnh hay tái phát và hiện tượng xuất huyết tiêu hóa một khi đã xuất hiện thì thường tái lại nhiều lần.
Mặc dù nguyên nhân có thể khác nhau nhưng tất cả các bệnh nhân đều cần kiêng các đồ ăn chua, cay, nóng, kiêng các chất kích thích như cà phê, rượu bia kể cả trong và sau khi hết bệnh. Khi sử dùng các thuốc điều trị triệu chứng – các thuốc kháng acid, nên dùng những thuốc tác dụng nhanh và giúp bảo vệ dạ dày vì lúc này là lúc acid tiết nhiều nếu không điều trị ngay tổn thương sẽ lớn hơn. Các thuốc trên thị trường nếu chỉ chứa thành phần là muối nhôm sẽ gây táo bón, nếu chỉ chứa muối Magie sẽ gây tiêu chảy, nên chọn các thuốc được phối hợp 2 thành phần này.
Với những người chưa hình thành viêm hay loét cũng cần có những biện pháp bảo vệ dạ dày trước khi bệnh hình thành. Đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc rượu bia nên có thói quen ăn nhẹ trước khi uống, có thể dùng các thuốc có khả năng bao niêm mạc bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu khoảng 30 phút. Đây là kinh nghiệm được chia sẻ tại Hàn Quốc, tại quốc gia này Yumangel được sử dụng rộng rãi, phổ biến với tác dụng này. Yumangel có tác dụng trung hòa acid nhanh và kéo dài, chứa hai thành phần muối nhôm và magie để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày nhanh chóng mà không có tác dụng không mong muốn như các thuốc khác trên thị trường.