Người bị đau dạ dày cần có một chế độ ăn uống khoa học để giảm thiểu tối đa mức độ thương tổn và giúp việc điều trị đau dạ dày được nhanh chóng hơn. Vậy bị đau dạ dày nên ăn gì?. Đau dạ dày không nên ăn gì? Đau dạ dày nên kiêng ăn gì? Mời các bạn theo dõi những thông tin sau đây.

1. Bệnh đau dạ dày nên ăn gì?.

 

Đau dạ dày, loét dạ dày nguyên nhân là do thừa lượng acid HCI và ứ trệ kéo dài của dạ dày. Chính vì thế, người bị đau dạ dày nên chọn những loại thực phẩm có tác dụng hạn chế lượng acid HCI lên dạ dày hoặc các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

 

 

  • Những thực phẩm hút acid: các loại bánh như bánh mì, bánh quy, bánh xốp,…Ngoài ra, một số thức ăn từ gạo nếp, bột sắn, khoai,…cũng rất tốt vì chúng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Những thực phẩm trung hòa acid: sữa (nên uống sữa nóng), trứng hấp, trứng rán (chỉ nên ăn 2-3 lần một tuần). Nên kiêng nước ngọt có ga và uống nhiều nước lọc hơn.
  • Những thực phẩm dễ tiêu hóa: sữa chua rất tốt cho dạ dày vì bổ sung lợi khuẩn cho dạ dày, làm ức chê các hại khuẩn, ngoài ra còn giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn Ecoil, Yersina và khuẩn HP – nên ăn mỗi ngày một hũ sữa chua. Thay thực phẩm trong các bữa ăn thành thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan,…. Ngoài ra, nên chuyển các món chiên, rán thành các món luộc, hấp như vậy dạ dày dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.
  • Những thực phẩm giúp “làm lành” dạ dày: người ta thường sử dụng nghệ và mật ong để làm lành và sát khuẩn dạ dày. Ngoài ra, nên ăn nhiều rau củ tươi để bổ sung lượng vitamin A, B, C dồi dào giúp làm lành chỗ loét dạ dày. Đối với các loại thực phẩm họ cải như cải bắp, của cải, rau cải,…nên luộc rồi mới ăn. Một thực phẩm khác cũng rất tốt cho dạ dày đó là tôm, tôm không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng giúp nhanh chóng khỏi chứng đau dạ dày.

Ngoài việc có một chế độ ăn khoa học bạn nên có một số nguyên tắc trong chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi để quá trình điều trị đau dạ dày được hiệu quả hơn.

 

2. Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì? Kiêng gì?.

 

 

  • Thực phẩm khó tiêu: món ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ, chất béo, củ cải già, lá hẹ, rau cần, khoai môn,…đây là những thực phẩm khó tiêu khi ăn vào sẽ khiến dạ dày ứ trệ, cảm giác đầy chướng bụng.
  • Thực phẩm có tính acid cao: các loại trái cây như xoài, cam, quýt, chanh, mơ, sấu, ổi, mận hà nội, khế chua, dưa muối, giấm, măng chua,…các loại này chứa acid cao khi ăn vào sẽ khiến dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn, gây đau đớn, khó chịu. Ngoài ra còn gây ra tình trạng ợ chua, ơ hơi,…
  • Gia vị có tính kích thích cao: cần tránh ăn một số loại gia vị như bột ớt, mù tạt, tiêu vì dễ dẫn đến đau bụng. Một số người ăn tỏi có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi sử dụng tỏi để chế biến thức ăn bạn nên lắng nghe phản ứng của cơ thể thế nào.
  • Đồ uống có gas, chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước tăng lực khi tiếp xúc với dạ dày sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến bạn vô cùng khó chịu, buồn nôn, có thể nôn ngay nếu bị loét dạ dày. Uống nhiều nước ngọt có gas khiến bạn nhanh đầy hơi, chướng bụng do uống phải nhiều khí, đây được gọi là trạng thái “no giả”.

3. Những thói quen tốt cho người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày:

 

Với những kiến thức về cách ăn uống cho người đau dạ dày phía trên thì bạn cần phải biết thêm một số nguyên tắc để nhanh hết bệnh và tránh tái phát.

 

Ăn uống đúng giờ.

 

Người bị đau dạ dày tuyệt đối không được để bụng quá đói hoặc quá no, tránh bỏ bữa rồi ăn bù. Nên ăn đúng giờ, bỏ ngay thói quen ăn đêm vì không chỉ gây béo cho cơ thể mà còn khiến dạ dày phải “gồng mình” lên để làm việc trong khi đó là thời gian nghỉ ngơi của nó. Ăn đêm cũng khiến bạn rất khó chịu vì khi thức ăn tối chưa được tiêu hóa hết lại phải nạp thêm thức ăn đêm dẫn đến tình trạng sáng dậy sẽ đầy bụng và khả năng cao sẽ bỏ bữa sáng.

 

Chia nhỏ bữa ăn.

 

Hãy chia nhỏ bữa ăn ra, ăn đồ không quá cứng với lượng vừa phải, bánh sandwich là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong trường hợp này. Ngoài ra, khi ăn nên nhai kĩ, không nên ăn cơm cùng với canh vì như vậy thức ăn thường không được nhai kĩ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nhai kĩ còn khiến tiết nước bọt ra nhiều hơn giúp trung hòa lượng acid ở bệnh nhân đau dạ dày, đau bao tử.

 

Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh đau dạ dày của bạn. Vì vậy, bắt đầu ngay từ hôm nay hãy tập cho mình một thói quen ăn uống khoa học, đó là cách chữa đau dạ dày  và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Hãy tin tôi đi, bạn sẽ không muốn mắc phải căn bệnh “quái ác” này đâu.

 

Chúc bạn sức khỏe!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

04/07/2018

8 BÍ QUYẾT TRỊ NÁM, “LÀ PHẲNG” NẾP NHĂN HIỆU QUẢ.

Thức uống chứa nhiều vitamin C và flavonoid, công hiệu làm cho da có tính đàn hồi, trừ nám tẩy trắng, làm phẳng nếp nhăn và hạ áp, thích h
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

NGUYÊN NHÂN LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

Theo các thống kê, có đến 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc những căn bệnh nội khoa về đườ
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

9 THÓI QUEN HÀNG NGÀY KHIẾN GAN DẦN ” CHẾT MÒN”

Không ít thói quen hàng ngày lại chính là sát thủ của gan khiến gan đang dần bị "chết mòn". Rượu, bia
ĐỌC TIẾP

12/06/2018

CẨN THẬN VỚI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, THỰC QUẢN.

3 nguyên nhân trực tiếp gia tăng các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, đó là stress kéo dài, viêm loét dạ dày tá tr&agrave
ĐỌC TIẾP

04/06/2018

14 CÁCH LÀM ĐẸP DA SAU KHI SINH HIỆU QUẢ

Làm như thế nào để làm đẹp da sau sinh hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ sau khi sinh con
ĐỌC TIẾP

25/05/2018

BẢN CHẤT CỦA SYNARIN TRONG ATISÔ

1. Bản chất của Cynarin. Trong lá cây Atisô có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là
ĐỌC TIẾP

21/05/2018

CÁC DẤU HIỆU BỆNH LÝ VỀ GAN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ GAN MẬT.

Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt, cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của tổn t
ĐỌC TIẾP

19/05/2018

10+ BỆNH DẠ DÀY BẠN CÓ THỂ MẮC PHẢI NẾU KHÔNG BIẾT RÕ.

Dạ dày (hay còn được gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa ở người. Dạ dày có ha
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo