Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt, cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn cần lưu ý nhận ra trước khi quá muộn.

 

Các dấu hiệu bệnh lý về gan

 

1. Da và mắt thay đổi màu sắc bất thường, trở nên vàng. Dấu hiệu này gọi là hoàng đản và thường là dấu hiệu đầu tiên, đôi khi là dấu hiệu duy nhất của bệnh gan.

2. Nước tiểu sậm màu.

3. Phân xám, vàng hoặc bạc màu .

4. Ói ra máu, đi cầu phân đen hoặc có máu. Xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện khi các bệnh gan gây ra tắc nghẽn dòng máu qua gan. Sự chảy máu dẫn đến đi cầu ra máu hay phân đen.

5. Bụng căng chướng. Bệnh gan có thể gây ra bụng báng do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng.

 

Đau bụng thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc bệnh về gan

 

6. Ngứa kéo dài và lan rộng.

7. Thay đổi cân nặng bất thường: trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 2 tháng.

8. Các rối loạn giấc ngủ, tâm thần và hôn mê xuất hiện ở bệnh gan nghiêm trọng. Các hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc trong cơ thể gây tổn thương chức năng của não.

9. Mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng.

10. Mất sự ham muốn tình dục hay khả năng tình dục.

 

Cách phát hiện sớm bệnh về gan mật

 

Để phát hiện một cách sớm nhất các bệnh về gan, mật, nên thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nội dung kiểm tra bao gồm:

 

1. Xét nghiệm tiêu chí viêm gan:

 

Khi xét nghiệm viêm gan cần xét nghiệm một số chỉ số sau:

 

– HbsAg: Kháng nguyên bề mặt viêm gan B

– HbsAb: Kháng thể bề mặt viêm gan B

– HBeAg: Kháng nguyên e viêm gan B

– HbeAb: Kháng thể e viêm gan B

– HbcAb: Kháng thể nhân viêm gan B

 

Các kỹ thuật xét nghiệm hiện đại giúp mau chóng phát hiện bệnh

 

2. Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan

 

Xét nghiệm chức năng gan để giúp bác sĩ đưa ra một vài nhận định rằng: Đang có vấn đề gì đó về gan. Xét nghiệm chức năng gan bao gồm nhiều xét nghiệm máu khác nhau để kiểm tra nồng độ men gan; bilirubin; và protein gan.

 

3. Xét nghiệm chuẩn đoán ung thư gan

 

Các xét nghiệm thường được làm để chuẩn đoán ung thư gan là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-FP, khi AFP cao trêm 500 microgam/ml thì được gợi ý tới ung thư gan.

 

Ngoài ra, các xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT scaner ổ bụng có tác dụng xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u gan. Xét nghiệm sinh thiết gan bằng chọc kim nhỏ đơn thuần hoặc sự hướng dẫn của siêu âm để chuẩn đoán mô bệnh học.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

04/07/2018

8 BÍ QUYẾT TRỊ NÁM, “LÀ PHẲNG” NẾP NHĂN HIỆU QUẢ.

Thức uống chứa nhiều vitamin C và flavonoid, công hiệu làm cho da có tính đàn hồi, trừ nám tẩy trắng, làm phẳng nếp nhăn và hạ áp, thích h
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

NGUYÊN NHÂN LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

Theo các thống kê, có đến 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc những căn bệnh nội khoa về đườ
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

9 THÓI QUEN HÀNG NGÀY KHIẾN GAN DẦN ” CHẾT MÒN”

Không ít thói quen hàng ngày lại chính là sát thủ của gan khiến gan đang dần bị "chết mòn". Rượu, bia
ĐỌC TIẾP

12/06/2018

CẨN THẬN VỚI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, THỰC QUẢN.

3 nguyên nhân trực tiếp gia tăng các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, đó là stress kéo dài, viêm loét dạ dày tá tr&agrave
ĐỌC TIẾP

04/06/2018

14 CÁCH LÀM ĐẸP DA SAU KHI SINH HIỆU QUẢ

Làm như thế nào để làm đẹp da sau sinh hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ sau khi sinh con
ĐỌC TIẾP

25/05/2018

BẢN CHẤT CỦA SYNARIN TRONG ATISÔ

1. Bản chất của Cynarin. Trong lá cây Atisô có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là
ĐỌC TIẾP

19/05/2018

10+ BỆNH DẠ DÀY BẠN CÓ THỂ MẮC PHẢI NẾU KHÔNG BIẾT RÕ.

Dạ dày (hay còn được gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa ở người. Dạ dày có ha
ĐỌC TIẾP

19/05/2018

AI CÓ NGUY CƠ MẮC UNG THƯ DẠ DÀY?

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, những năm gần đây, bệnh ung thư dạ dày có xu
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo