Theo các thống kê, có đến 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc những căn bệnh nội khoa về đường tiêu hóa. Trong đó hay được than phiền nhất là bệnh lý về dạ dày – tá tráng.

 

Mẹ tôi bị viêm loét dạ dày đã nhiều năm. Lúc đầu chữa khỏi sau lại thấy xuất hiện triệu chứng bệnh như cũ. Gần đây tôi cũng có những dấu hiệu mắc bệnh này. Vì sao bệnh này nhiều người hay mắc vậy? Có cách nào trị dứt điểm được không? Phòng ngừa cách nào?

Hà Thanh Tùng (Phú Yên)

 

 

Theo các thống kê, có đến 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc những căn bệnh nội khoa về đường tiêu hóa. Trong đó hay được than phiền nhất là bệnh lý về dạ dày – tá tráng. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị dứt điểm không phải là điều đơn giản. Loét dạ dày – tá tràng thuộc các bệnh về tiêu hóa khi có những tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Thức ăn có chứa nhiều axit sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do vi khuẩn H.pylori – vi khuẩn làm viêm nhiễm dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, một số yếu tố gây ra bệnh như di truyền, uống rượu, hút thuốc lá nhiều, căng thẳng cũng góp phần lớn gây ra bệnh. Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hay acid acetyl salicylic cũng có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Triệu chứng cơ bản của bệnh là đau bụng, buồn nôn, chán ăn, sút cân. Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.pylori nhưng chỉ có đến 10-15% trong số đó bị loét dạ dày, tá tràng. Theo các thống kê thì đàn ông có tỷ lệ mắc cao hơn phụ nữ. Đây là một trong các bệnh tiêu hóa thường gặp, để điều trị hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân loét do các loại thuốc kháng viêm thì việc điều trị cần dùng đến các thuốc ức chế để hỗ trợ. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn H.pylori thì nên sử dụng thuốc kháng sinh. Đồng thời, bạn cần tránh hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

04/07/2018

8 BÍ QUYẾT TRỊ NÁM, “LÀ PHẲNG” NẾP NHĂN HIỆU QUẢ.

Thức uống chứa nhiều vitamin C và flavonoid, công hiệu làm cho da có tính đàn hồi, trừ nám tẩy trắng, làm phẳng nếp nhăn và hạ áp, thích h
ĐỌC TIẾP

28/06/2018

9 THÓI QUEN HÀNG NGÀY KHIẾN GAN DẦN ” CHẾT MÒN”

Không ít thói quen hàng ngày lại chính là sát thủ của gan khiến gan đang dần bị "chết mòn". Rượu, bia
ĐỌC TIẾP

12/06/2018

CẨN THẬN VỚI BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, THỰC QUẢN.

3 nguyên nhân trực tiếp gia tăng các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, đó là stress kéo dài, viêm loét dạ dày tá tr&agrave
ĐỌC TIẾP

04/06/2018

14 CÁCH LÀM ĐẸP DA SAU KHI SINH HIỆU QUẢ

Làm như thế nào để làm đẹp da sau sinh hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ sau khi sinh con
ĐỌC TIẾP

25/05/2018

BẢN CHẤT CỦA SYNARIN TRONG ATISÔ

1. Bản chất của Cynarin. Trong lá cây Atisô có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là
ĐỌC TIẾP

21/05/2018

CÁC DẤU HIỆU BỆNH LÝ VỀ GAN VÀ CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ GAN MẬT.

Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt, cơ thể sẽ mắc rất nhiều bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng của tổn t
ĐỌC TIẾP

19/05/2018

10+ BỆNH DẠ DÀY BẠN CÓ THỂ MẮC PHẢI NẾU KHÔNG BIẾT RÕ.

Dạ dày (hay còn được gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa ở người. Dạ dày có ha
ĐỌC TIẾP

19/05/2018

AI CÓ NGUY CƠ MẮC UNG THƯ DẠ DÀY?

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, những năm gần đây, bệnh ung thư dạ dày có xu
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo