Đau dạ dày, viêm loét dạ dày là bệnh ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn dễ gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Điều trị các triệu chứng của viêm dạ dày cấp như đau vùng thượng vị, đầy hơi, ợ chua, nóng rát không khó, bệnh sẽ hết sau 2-4 tuần điều trị bằng thuốc tây. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết việc sử dụng thường xuyên, lâu dài các loại thuốc này ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường, đe dọa sức khỏe và tính mạnh của bệnh nhân.
1. Thuốc chữa dạ dày: lợi bất cập hại
Đơn thuốc trị viêm loét dạ dày nếu chỉ có kháng sinh, giảm tiết acid, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (Giãn cơ trơn, trung hóa acid..) thì trên thực tế chỉ giải quyết được các triệu chứng trong các đợt cấp, bệnh rất dễ tái đi tái lại!
Sử dụng lâu dài các thuốc giảm tiết acid như omeprazol, nexium liều cao hoặc kéo dài trên một năm sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương và tiến triển thành ung thư dạ dày.
Uống quá nhiều kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mãn.
Còn dùng các thuốc trung hoà như Gastropugit, Maloxx quá mạnh và kéo dài lại dễ gây viêm ngược dạ dày do kiềm hoá.
Với các thuốc giãn cơ trơn như Nospa, Buscopan tuy có thể giảm nhanh triệu chứng nhưng nếu lạm dụng sẽ gây nguy cơ xuất huyết, thủng dạ dày mà bệnh nhân không biết.
Chính vì vậy, bệnh nhân viêm loét dạ dày mạn tính sau các đợt đau cấp phải dùng thuốc tây thì nên sử dụng thường xuyên các thảo dược tự nhiên để bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày.