diabetes-2583569_1920

 

Tiểu đường chính là dịch bệnh toàn cầu mới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 1.5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do bệnh tiểu đường vào năm 2012. Căn bệnh này có thể gây ra đường huyết cao, béo phì, các bệnh tim mạch, mù và tử vong sớm.

 

Với những nỗ lực chống lại dịch bệnh hiện đại này, thị trường thuốc tiểu đường chưa bao giờ sôi động hơn bây giờ. Các công ty dược và tổ chức y tế đang cạnh tranh khốc liệt để phát triển và thử nghiệm các phương pháp chữa trị cho ‘kẻ sát nhân thầm lặng’ này. Mặc dù chưa có một phương pháp điều trị nổi bật nào được phê duyệt, một vài phương pháp đầy triển vọng sẽ tiến hành thử nghiệm trên người vào năm 2018.

 

1. Thuốc uống chữa tiểu đường được phát triển bởi Singapore

Từ trái sang phải: Associate Professor Teoh Yee Leong, Professor Lee Kok Onn, Associate Professor Sim Meng Kwoon. (c) Singapore Clinical Research Institute (SCRI)

 

Sau 20 năm nghiên cứu, Khoa Dược lý tại trường Dược Yong Loo Lin thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS Medicine) đã chế tạo thành công thuốc DAA-1, một loại thuốc uống chữa tiểu đường. Pha I của thử nghiệm đã được tiến hành trên 18 bệnh nhân khoẻ mạnh với độ tuổi từ 24 đến 47 và không có tác hại nào được phát hiện.

 

Thông thường, insulin được sản xuất để điều hoà việc vận chuyển glucose trong máu tới tế bào. Một lộ trình được thiết lập, trong đó các thụ thể insulin báo hiệu cho các tế bào vận chuyển gắn vào glucose trong máu và mang chúng tới tế bào để biến thành năng lượng hoặc để dự trữ. Ở các bệnh nhân tiểu đường loại 2, lộ trình này xảy ra lỗi. Vì vậy, glucose không thể di chuyển tới tế bào và ở lại trong máu.

 

DAA-1 được thiết kế để thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của insulin, đồng thời giải quyết bốn vị trí có thể xảy ra lỗi trong lộ trình nói trên. Hơn thế nữa, thuốc này còn ngăn ngừa sưng viêm mãn tính (chronic inflammation) gây ra bởi tiểu đường, cũng như giảm tỉ lệ chết của các tế bào beta tuyến tuỵ nơi sản xuất insulin.

 

Những nghiên cứu tiếp theo để kiểm tra hiệu quả của DAA-1 sẽ được tiến hành vào năm 2018. Tuy vậy sự thành công của Pha I đã là một tín hiệu đáng hy vọng cho việc chữa trị tiểu đường tại Singapore nói riêng và tại Đông Nam Á nói chung.

 

2. Cấy ghép tế bào chữa khỏi tiểu đường ở chuột

Một con chuột cống có tuỵ của chuột nhắt (c) Courtesy of the Nakauchi lab

 

Các nhà khoa học tại trường Dược thuộc Đại học Stanford và Học viện Khoa học Y tế thuộc Đại học Tokyo đã hợp tác trong ca cấy ghép tế bào tuỵ giữa hai loài và thành công trong việc chữa khỏi tiểu đường ở chuột nhắt.

 

Đầu tiên, nghiên cứu viên cấy tế bào gốc vạn năng (mà có thể trở thành mọi loại tế bào) của chuột nhắt (mouse) vào phôi của chuột cống (rat) đã bị mất khả năng phát triển tuỵ. Khi những con chuột cống đã trưởng thành, nghiên cứu viên chiết lấy các tế bào beta tuyến tuỵ của chúng và cấy vào những con chuột nhắt phù hợp. Những con chuột nhắt này đã được tiêm thuốc từ trước để khiến chúng mắc bệnh tiểu đường.

 

Kết quả vô cùng đáng ngạc nhiên. Những con chuột nhắt chỉ uống thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 5 ngày để ngăn bài xích và hoàn toàn khoẻ mạnh trong 370 ngày sau đó. Những tế bào tuỵ được cấy vào cũng triệt tiêu hoàn toàn bệnh tiểu đường ở chuột nhắt chỉ với lượng cấy ban đầu là 100 tế bào. Không có dấu hiệu nào của khối u hoặc bất thường gì được tìm thấy.

 

Phát hiện này đã thắp lên hy vọng không chỉ cho việc chữa trị tiểu đường mà còn cho việc cấy ghép các bộ phận. Nếu phương pháp này có hiệu quả trên người và các vấn đề đạo đức được giải quyết, chúng ta có thể phát triển các cơ quan người trên động vật để giải quyết tình trạng thiếu hụt nội tạng hiến tặng cho những bệnh nhân cần được cấy ghép.

 

3. Vắc xin cho tiểu đường loại 1

 

Hệ miễn dịch ở các bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 nhầm lẫn tế bào beta là tế bào lạ và tiêu diệt chúng. Kết quả là cơ thể họ không thể sản xuất insulin để mang glucose ra khỏi máu. Tình trạng này, thường xuất hiện từ những năm đầu đời, được phát hiện có liên quan tới một loại virus có tên là coxsackievirus B1 (CVB1).

 

Trong nghiên cứu năm 2014, nhà virus học Heikki Hyöty và nhóm của mình tại Đại học Tampere phát hiện ra rằng ít hơn 5% số trẻ em có CVB1 bị mắc tiểu đường loại 1. Con số này đồng nghĩa với hàng trăm trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm; và nếu những loại virus khác trong nhóm CVB cũng góp phần gây ra bệnh, con số này có thể còn cao hơn.

 

Thử nghiệm tiền lâm sàng đã được thực hiện và kết quả trên chuột rất khả quan. Có thể mất tới tám năm nữa trước khi chúng ta tới được kết luận cuối cùng, nhưng đã có hy vọng. Vắc xin này rõ ràng không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhưng nếu nó có hiệu quả, một lượng lớn các ca mắc bệnh sẽ được giảm thiểu.

 

Ngoài ra, vắc xin CVB1 còn có thể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi enterovirus như cảm cúm, viêm cơ tim, viêm màng não và các bệnh chân, tay, miệng. Thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ được thử hiện vào năm 2018.

 

Cho tới thời điểm này, tiểu đường vẫn đang là một căn bệnh không có thuốc chữa đang tấn công 422 triệu người toàn cầu vào năm 2014. Tuy vậy, mọi nỗ lực đang được thực hiện miệt mài để chiến đấu lại căn bệnh này. Với những phương pháp chữa trị đột phá như ba phương pháp kể trên, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào ngày chiến thắng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

02/12/2024

Nano Curcumin OIC NEW: Tự Hào Được Vinh Danh Top 2 Sản Phẩm “Hàng Việt Nam Được Người Tiêu Dùng Yêu Thích” Năm 2024

Ngày 28/11/2024, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Hà Nội), lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024...
ĐỌC TIẾP

02/12/2024

OIC NEW đón nhận bằng sáng chế độc quyền từ Mỹ cho công nghệ Nano Curcumin

Ngày 26/11/2024, Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải (OIC New) vô cùng tự hào và vinh dự khi nhận được Bằng sáng...
ĐỌC TIẾP

28/11/2024

OIC NEW – Nâng tầm giá trị nhãn hiệu và bảo vệ quyền lợi sở hữu trí tuệ

Hội thảo được khai mạc bởi các nhà lãnh đạo uy tín như ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc – Chủ tịch Hội Sở hữu trí...
ĐỌC TIẾP

03/10/2024

OIC NEW Tham Gia Techconnect & Innovation Vietnam 2024: Đột Phá Công Nghệ Nano Trong Sản Phẩm Chăm Sóc Sức Khỏe

Sự kiện Kết nối Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Techconnect & Innovation Vietnam 2024) là một trong những sự kiện...
ĐỌC TIẾP

28/09/2024

OIC NEW: Hội thảo thực phẩm chức năng và miễn dịch ung thư

Sáng ngày 26/9/2024, OIC NEW đã vinh dự đón tiếp Hội Miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam đến thăm và trao đổi chuyên...
ĐỌC TIẾP

04/08/2024

Nhà sáng chế Lưu Hải Minh tham dự Hội nghị khoa học quốc tế về Miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam

Trong hai ngày 1/8 và 2/8, Hội miễn dịch trị liệu ung thư Việt Nam phối hợp với BV Phương Đông tổ chức hội nghị...
ĐỌC TIẾP

28/06/2024

Nhà phát minh luôn vì người bệnh

Tiên phong trong ứng dụng công nghệ Nano vào miễn dịch ung thư Từ lời thề HIPPOCRATES Nhà Sáng chế Lưu Hải Minh không chỉ...
ĐỌC TIẾP

25/06/2024

Tác dụng của Nano Rutin giúp tăng năng suất cho cây lúa

Rutin là gì? Rutin là một loại flavonoid glycoside, thường được tìm thấy trong hoa hòe. Cấu trúc hóa học của rutin bao gồm quercetin...
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo