Người bị viêm dạ dày nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn
Viêm dạ dày có tính chất kéo dài và có khả năng chuyển biến thành những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là ác tính như ung thu dạ dày. Trong khi đó, ăn uống là việc bất kì ai cũng làm mỗi ngày và liên quan trực tiếp đến dạ dày. Chính vì vậy, không ít câu hỏi đặt ra về việc người bị viêm dạ dày nên ăn gì để ngừa bệnh phát triển và tăng cường khả năng phục hồi cho cơ thể.
Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm dạ dày, tá tràng
Một cách dễ hiểu cho bạn, viêm dạ dày chính là hiện tượng dạ dày bị dư acid và lớp niêm mạc trên thành dạ dày bị bào mỏng, từ đó gây nên vết viêm hay loét ở thành dạ dày hay tá tràng.
Nguyên nhân của bệnh xuất phát từ rất nhiều lý do, nhưng quy tụ lại tất cả đều gây nên hiện tượng dư acid và làm mỏng niêm mạc. Vì thế những loại thức ăn bạn sử dụng cần có khả năng đáp ứng và khắc phục tình trạng hiện tại của bao tử.
1. Thức ăn mềm, dạng lỏng
Một nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải nhớ trong bị đau dạ dày chính là đưa thực phẩm vào giúp tiêu hao lượng acid dư thừa nhưng cũng không khiến bao tử hoạt động co bóp quá nhiều. Điều này đặc biệt cực kì cần thiết khi bạn đang trong tình trạng viêm dạ dày cấp.
Thức ăn mềm hay ở dạng lỏng sẽ giúp dạ dày
-
Giảm được lượng acid dư thừa
-
Giảm bớt tần suất nghiền thức ăn
-
Tránh được ma sát làm hỏng lớp niêm mạc
-
Tiết ra lượng men tiêu hóa kịp thời để chuyển hóa chất dinh dưỡng, không gây ứ đọng thức ăn làm đầy bụng.
Vì vậy, bất kì loại thực phẩm nào bạn lựa chọn hãy nhớ đến nguyên tắc này đầu tiên.
Thực phẩm mềm hay ở dạng lỏng được ưu tiên hàng đầu với người bị đau dạ dày
2. Thực phẩm chứa tinh bột
Tinh bột được biết đến là chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa nhất và nhanh chóng mang lại nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể. Một lượng tinh bột vừa phải bắt đầu cho các bữa ăn là lựa chọn tốt cho bạn để bảo vệ niêm mạc dạ dày
Một số thực phẩm bạn có thể dùng như:
-
Bánh mì: tốt nhất nên ăn bánh mì ruột mềm và hạn chế ăn phần sấy khô
-
Cơm: nên chọn gạo dẻo và nấu cơm nhão một chút hoặc thay bằng cháo
-
Bánh quy, bột sắn…
Lưu ý: Khoai lang, khoai tây là thực phẩm chứa tinh bột có thể cung cấp nhanh năng lượng cho cơ thể và rất dễ dàng phân hủy trong toàn bộ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên đây là những thức ăn dễ sinh sản vị chua và hơi nên sẽ gây tác dụng ngược.
3. Thực phẩm giàu Protein ít béo
Protein là chất vô cùng cần thiết cho cơ thể. Sau khi chuyển hóa, đây là thành phần có khả năng giúp cơ thể sửa chữa các tế bào cũ hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo để lại do viêm loét ở trong dạ dày và tá tràng
Tuy nhiên nếu sử dụng chất đạm có kèm béo sẽ gây nên tình trạng khó tiêu cũng như đầy hơi, chướng bụng nhất là khi dạ dày đang trong tình trạng không tốt. Vì vậy bạn cần chọn những thực phẩm giàu protein nhưng ít béo.
Hãy cung cấp protein cho bữa ăn của bạn từ những thực phẩm sau:
-
Trứng: trứng là nguồn cung cấp protein khá lớn trong số các loại thực phẩm hiện nay. Lưu ý không nên ăn trứng sống hay quá chín sẽ gây khó tiêu.
-
Sữa tươi ít béo: một lưu ý nhỏ là bạn không nên uống sữa khi bụng đang đói vì sẽ làm đầy bụng do sự kết tủa từ thành phần trong sữa và acid dạ dày. Hãy ăn 1 ít tinh bột bột như bánh quy, bánh mì,.. trước khi uống sữa.
-
Sữa đậu nành, các sản phẩm nguyên chất từ đậu nành
-
Thịt ức gà, cá, tôm…
4. Chất xơ
Ăn một chế độ ăn uống có nhiều chất xơ cũng có thể giúp dạ dày của bạn chữa lành khi bạn có một vết loét. Hơn nữa chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa của bạn diễn ra trơn tru hơn.
Tuy nhiên, nếu quá dư thừa chất xơ sẽ dẫn đến tính trạng đầy bụng. Vì thế bạn nên chọn ăn rau non và trái cây chín vừa tới.
5.Những thực phẩm cần tránh xa khi bị viêm dạ dày tá tràng
Chất xơ rất cần thiết nhưng bạn hãy cẩn thận khi lựa chọn để tránh gây đầy bụng
Súp lơ xanh và cải bắp sống
Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng khi bạn ăn sống hai loại rau này. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi ăn.
Cà phê
Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.
Chè đặc
Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hại đối với người bị đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên. Đặc biệt không nên uống chè xanh đặc vào lúc đói.
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu bạn ăn một món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, dạ dày đã tổn thương của bạn sẽ phải vất vả hơn khi điều tiết, từ đó dẫn đến những cơn đau và những cảm giác khó chịu như đi ngoài, đầy hơi, ăn không tiêu… mà bạn sẽ không hề muốn một chút nào khi đang thưởng thức bữa ăn của mình. Chính vì vậy, đối với những người bị viêm dạ dày, cần phải dung hòa một cách khéo léo mỗi món ăn sao cho đạt được sự quân bình nhất.
Để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một cuộc sống luôn cân bằng, bạn hãy nhớ một quy tắc: tất cả những gì “quá” đều không tốt. Trong ăn uống cũng vậy, những món ăn được chế biến đi ngược lại công thức này đều khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, dễ dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày. Do đó, hãy hạn chế và tốt nhất là kiêng hẳn những món ăn trên để hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày một cách tốt nhất, tăng khả năng hồi phục và tránh những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây nên.