TRIỆU ĐÔ CHO NỖ LỰC THƯƠNG MẠI HOÁ TỪ CÔNG NGHỆ NANO
Gần 10 năm trở lại đây, công nghệ NANO không còn là câu chuyện được thảo luận trong phòng lab của riêng các nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Tính ứng dụng của công nghệ này đang ngày càng lan toả, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực mang tính quyết định, góp phần thay đổi bộ mặt và kiến tạo xu hướng mới cho cuộc sống hiện đại.
Kích thước nhỏ tạo thay đổi lớn
“Công nghệ NANO” là bước đột phá trong khoa học, làm thay đổi các thuộc tính vốn có của vật liệu bằng cách giảm kích thước của nó với quy mô NANOmet. Các nhà khoa học làm việc trên kích thước nguyên tử của các vật liệu nhằm biến đổi các thuộc tính về vật lý của nó để tạo ra các tính chất “phi thường”: tính điện, tính quang, tính từ, tính hoá học. Điều này, mở ra những khả năng không giới hạn trong việc phát triển các ứng dụng làm thay đổi tư duy và tiến đến một xã hội lý tưởng. Tại thời điểm này, tương lại của NANO dường như vô hạn.
Không chỉ trong y – dược học, công nghệ NANO mở ra khả năng tạo ra những sản phẩm và quy trình giảm thiểu chất độc hại, tăng tính bền và cải thiện hiệu suất năng lượng. Chính vì thế, hiện nay, các nghiên cứu có liên quan đến công nghệ này đều hướng về các mục tiêu “xanh” hay thương mại, nhằm mang khoa học đến gần hơn và giải quyết các vấn đề nan giải của thực tiễn.
Mỹ chắc chắn đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về ứng dụng công nghệ NANO, khi họ nhìn thấy được tương lại và khả năng thay đổi cục diện của các ngành kinh tế trọng điểm. Họ không tiếc đổ hang tỷ đô la cho các nghiên cứu nhằm mở ra con đường mới đầy hứa hẹn trong việc tạo ra tế bào năng lượng mặt trời, thứ được xem sẽ là nguồn năng lượng cho xe hơi và xe tải trong tương lai.
Các ngành công nghiệp tư nhân khác cũng không chịu thua trong cuộc đua trong thời đại công nghệ NANO. Ngân sách các tập đoàn hoá chất – khí đốt, viễn thông dành cho việc phát triển công nghệ NANO được cho là tương đương với ngân sách của các chính phủ như Mỹ, Trung Quốc, Nga hay một số nước Châu Âu chi ra cho vấn đề này, trị giá nhiều tỷ đô la.
Ông Paul Anastas, Giám đốc Viện hoá học xanh thuộc Hội hoá học Mỹ cho rằng “Dường như công nghệ NANO không phải là một sự lựa chọn, mà nó là một công nghệ thiết yếu”.
Nghiên cứu là cốt lõi, thương mại là định hướng.
Ở Việt Nam, tuy chỉ mới tiếp cận với công nghệ NANO trong những năm gần đây nhưng cũng có thể ghi nhận những bước chuyển tạo ra sức hút mới đối với lĩnh vực đầy cam go, thử thách này.
Điền hình là giữa năm 2013, PGS.TS Nguyễn Thi Hòe, cái tên đã không còn xa lạ trong ngành nghiên cứu khoa học thế giới trong ngành Sơn và chất phủ, đã ra công bố về việc nghiên cứu thành công công nghệ sơn NANO từ vỏ trấu.
Công bố này đã làm sững sỡ nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, không chỉ bởi tính đột phá trong công nghệ mà còn bởi nguồn vật liệu là vỏ trấu, vốn là một thứ có giá trị kinh tế rất thấp và không được chú ý đến tại Việt Nam.
Công nghệ sơn NANO này mở ra khả năng mới trong việc mang đến tác dụng siêu bảo vệ trên bề mặt: từ khả năng tự làm sạch tất cả các bề mặt, chống thấm, chống cháy, chống vi khuẩn, chống trầy xước, ăn mòn, và thậm chí cả chống đạn. Điều này đã được thể nghiệm và chứng minh thành công tại một số dự án quốc tế, đặc biệt là tại thị trường khó tính như Singapore.
Thử hình dung một ví dụ cụ thể, với khả năng chống cháy, loại sơn từ công nghệ NANO này có thể làm “trì hoãn” tính bắt lửa của bề mặt lên đến 6 giờ đồng hồ. Đây chẳng phải là “điều kì diệu” trước khi chiếc xe tải đỏ kịp đến dập tắt “đám cháy”?
Tuy nhiên, việc đầu tư cho quá trình mang các sản phẩm từ trong phòng lab đến tay người tiêu dùng, được biết là rất tốn kém. KOVA cho biết phía họ đang chuẩn bị đầu tư xây dựng một nhà máy trị giá cả triệu đô la hoàn toàn mới, phục vụ cho việc phát triển dòng sản phẩm sơn công nghệ NANO.
Điều này là một tin tốt cho các chủ sở hữu nhà và các dự án tai Việt Nam. Việc tiến hành thương mại hoá các dòng sản phẩm sơn NANO chuyên biệt này, khi chính thức có mặt ở thị trường nội địa, sẽ “phá vỡ” các tính năng tiêu chuẩn từ các loại sơn thông thường hiện có.