Triệu chứng của bệnh
-Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
– Bụng trướng hơi: Khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.
– Đau bụng: Là triệu chứng hay gặp. Đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn.
Nguyên nhân bị bệnh
– Các loại vi khuẩn gây bệnh chứng lỵ như Shigella, Salmonella…
– Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, lamblia.
– Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
– Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
– Táo bón kéo dài.
Phòng bệnh
– Ăn chín uống sôi.
– Ăn đa dạng rau, quả, trứng, sữa, cá, thịt…
– Một ngày dành ít nhất 30 phút để tập thể dục.
– Rửa tay trước khi ăn, không nên ăn tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ và khử trùng.
– Nên tẩy giun sán 6 tháng 1 lần.
Giải pháp mới cho bệnh đài tràng mãn tính.
Viêm đại tràng lâu năm (viêm đại tràng mãn tính) gây ra rất nhiều rắc rối cho người bệnh, vì đường ruột suy giảm nghiêm trọng chức năng tiêu hóa. Hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh được là nhờ vào hệ vi sinh vật có ích trong đường ruột (còn gọi là lợi khuẩn). Trong đường ruột của mỗi con người có đến hàng 100 nghìn tỷ lợi khuẩn, chúng gắn vào thành ruột và thực hiện nhiều vai trò quan trọng:
– Ức chế các vi khuẩn gây hại, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột (85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại) đây là tỷ lệ vàng giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
– Cư trú trên các lông nhung, tiết dịch nhầy bao phủ lên toàn bộ thành ruột, để tạo lớp màng chắn bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân xâm hại.
– Tiết enzym tiêu hóa thức ăn, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu.
– 75% kháng thể của cơ thể được sản xuất ở đường ruột nhờ lợi khuẩn kiến tạo nên.
– Sản xuất vitamin B và chuyển đổi vitamin K1 thành K2 (cơ thể không tự hấp thu được vitamin K1),…
Với những người bệnh đại tràng, lợi khuẩn không còn nhiều và các lông nhung cũng teo biến mất, mà nhiệm vụ tiết dịch nhầy để tạo lớp màng bảo vệ thành ruột của lợi khuẩn là đặc biệt quan trọng. Nhưng người bệnh đại tràng, lớp lá chắn bảo vệ rất yếu ớt, mỏng manh, thậm chí mất hoàn toàn. Do các ổ viêm loét là nơi cư trú của vi khuẩn gây hại, mỗi lần các ổ viêm nhiễm tái phát là cơ hội cho vi khuẩn gây hại bùng phát gây ra các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đi ngoài,… Khi đó người bệnh phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, chữa lành các ổ viêm loét.
Củ nghệ chữa bá bệnh
Củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt được Ấn Độ và nhiều nước, cả phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một loại dược liệu trị bách bệnh. Người Ấn Độ dùng củ nghệ như một thảo dược trong thuốc Ayurvedic, có thể chữa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bất lực và hiếm muộn.
Theo hội đồng nghiên cứu Trung ương về Ayurveda và Sidhha (bộ Y tế và vấn đề gia đình Ấn Độ), củ nghệ có thể chữa được nhiều bệnh. Trong phương pháp Ayurveda, củ nghệ có thể chữa bệnh hen suyễn, ho, trị cảm, nghiện rượu, mụn và các bệnh ngoài da…
Trong phương pháp Unani, củ nghệ có thể giảm viêm nhiễm, trị to gan và nhiễm trùng bàng quang, rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức khoẻ cho tim. Củ nghệ ngâm với nước và mật ong giúp lợi tiểu, hoặc nghiền nghệ với bơ đã qua lọc sạch có thể chữa hiệu quả bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, củ nghệ còn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng, giảm đau bao tử, giúp tiêu hoá và tạo cảm giác thèm ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp chữa đau đầu và chứng mất ngủ. Đặc biệt , trong thành phần củ nghệ có chứa chất Curcumin có thể chữa lành những tổn thương trong gan, dạ dày, đại tràng… Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các khớp xương bị thoái hóa hay bị viêm khớp, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm Cholesterol, đào thải chất độc, làm khô và mau lành vết thương.