Isoflavone là hợp chất chống oxy hóa mạnh, có khoảng hơn một nghìn loại isoflavone từ thực vật được xác định. Nhưng chỉ có ít trong số chúng được chứng minh có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe chữa bệnh của chúng ta. Trong đó không thể không nhắc đến isoflavone có nguồn gốc từ đậu nành còn gọi là Soy Isoflavone.

 

Các thành phần chính có trong soy isoflavone được biết đến nhiều như Genistein, daidzein, glycitein, Formononetin và biochanin A có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, loãng xương, ung thư vú, tiền liệt tuyến, các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh…

 

Vai trò có lợi của Soy Isoflavone

 

1.Soy Isoflavone và Hoocmon thực vật (phytohormone)

 

So với oestradiol, estrogen hormone giới tính nữ mạnh nhất của con người, tác dụng của phytoestrogen thực vật như genistein là yếu hơn khoảng 100 lần. Mặc dù vậy, isoflavones vẫn có tác dụng bình thường trên tình trạng estrogen. Isoflavones có thể kích thích thụ thể estrogen để sản xuất ở mức độ thấp hormon hữu ích trong thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh.

 

Ngược lại, isoflavone có thể ngăn chặn các tác động của estrogen dư thừa trong cơ thể thông qua 2 cơ chế: chiếm và chặn các thụ thể tương tác với oestrogens, kích thích sản xuất globulin liên kết hormone giới tính làm giảm mức độ estrogen tự do hoạt động trong tuần hoàn.

 

2.Tác dụng của Soy Isoflavone với hội chứng tiền kinh nguyệt

 

hội chứng tiền kinh nguyệt

 

Một nghiên cứu liên quan đến 23 phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt phát hiện rằng dùng protein đậu nành, cung cấp 68mg mỗi ngày soy isoflavone làm giảm đáng kể đau đầu, đau ngực, chuột rút và sưng so với giả dược.

 

Tại Nhật Bản, một nghiên cứu liên quan đến 144 phụ nữ. Trên những đối tượng phụ nữ hấp thu tốt isoflavone (khả năng chuyển hóa isoflavone thành Equol) có ít khả năng bị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt gấp 2 đến 3 lần so với những người chuyển hóa isoflavone thành nonequol

 

3.Tác dụng của Soy Isoflavone với hội chứng tiền mãn kinh

 

hội chứng tiền mãn kinh

 

Soy Isoflavone được sử dụng rộng rãi để làm giảm các cơn nóng bừng và mãn tính vào ban đêm trên những đối tượng tiền mãn kinh, mãn kinh.

 

Kết quả từ 16 nghiên cứu, liên quan đến 1710 phụ nữ, cho thấy rằng soy isoflavone có thể làm giảm cơn nóng bừng mặt hơn 25,2% so với giả dược, hiệu quả đạt mức khoảng 45% như sử dụng oestradiol tổng thể và hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, soy isoflavone có tác dụng chậm hơn, dùng ít nhất 13 tuần để đạt được một nửa tác dụng tối đa của chúng, so với 3 tuần đối với oestradiol. Nhưng nếu bổ sung thường xuyên soy isoflavone trong thời gian một năm trở lên sẽ đạt hiệu quả 48% hiệu quả tối đa dau 48 tuần, vì vậy bạn cần cân nhắc đừng từ bỏ sử dụng chúng quá sớm.

 

4.Tác dụng của Soy Isoflavone và lợi ích với bệnh tim

 

 

Soy Isoflavone có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành. Cũng như có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, soy isoflavones tương tác với các thụ thể estrogen trong máu để làm giãn động mạch vành, giảm cứng động mạch, hạ huyết áp và giảm kết dính tiểu cầu ngăn cản cục máu đông không mong muốn hình thành.

 

Ngoài ra nó có thể làm giảm đáng kể mức LDL-cholesterol ' cholesterol xấu' và chất béo trung tính trong khi tăng đáng kể cholesterol HDL ' cholesterol tốt'. Kết quả từ 17 nghiên cứu, liên quan đến hơn 17.200 đối tượng mắc bệnh tim mạch cho thấy rằng những người sử dụng Soy Isoflavone thường xuyên có ít khả năng bị đau tim hoặc có cơn đột quỵ xảy ra hơn những đối tượng không sử dụng.

 

Mặc dù rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng tuyệt vời của soy isoflavone trên phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng một nghiên cứu gần đây trên 61 người đàn ông Scotland (tuổi từ 45 đến 59) nhận thấy rằng lượng sử dụng soy isoflavone trong 5 tuần đã làm giảm đáng kể huyết áp và cholesterol xấu hơn hẳn so với giả dược sử dụng là dầu ôliu. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc tăng hàm lượng soy isoflavone (ít nhất 80mg) sẽ có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người đàn ông trung niên có nguy cơ cao.

 

5.Tác dụng của Soy Isoflavone với loãng xương

 

 

Isoflavones bắt chước tác dụng của estrogen tự nhiên trên xương và, theo lý thuyết, nó tăng cường hoạt động của các tế bào tạo xương, và làm giảm hoạt động của các tế bào hòa tan xương. Các nghiên cứu cho thấy rằng isoflavone đậu nành làm tăng mật độ khoáng trong xương lên đến 54% ở phụ nữ dùng liều trên 75 mg mỗi ngày.

 

Dùng Soy isoflavone có thể giúp ngăn ngừa loãng xương sau thời kỳ mãn kinh hiệu quả.

 

6.Tác dụng của Soy Isoflavone với cải thiện trí nhớ

 

 

Tiêu thụ một chế độ ăn đậu nành cao  giúp cải thiện trí nhớ trên các đối tượng là những sinh viên trẻ khỏe mạnh (cả nam và nữ), phụ nữ sau mãn kinh. Trong một nghiên cứu liên quan đến 33 phụ nữ sau mãn kinh không dùng liệu pháp thay thế hormone, những người dùng soy isoflavone trong 12 tuần cho thấy sự cải thiện đáng kể các vấn đề liên quan đến trí nhớ so với những người dùng giả dược.

 

7.Tác dụng của Soy Isoflavone với ung thư tuyến tiền liệt

 

 

Soy Isoflavone có thể giúp cho nam giới chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trên các đối tượng nam giới có nguy cơ, dùng soy isoflavone làm giảm nguy cơ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt  51%.

 

8.Tác dụng của Soy Isoflavone với ung thư vú

 

bệnh ung thư vú

 

Kết quả từ 35 nghiên cứu cho thấy rằng soy isoflavone có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư vú cho cả phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh, nhưng hiệu quả mạnh hơn ở phụ nữ châu Á có thể liên quan đến mức chuyển hóa thành equol. Ở các nước châu Á, những người sử dụng lượng soy isoflavone cao thì ít có khả năng bị ung thư vú, thấp hơn 41% so với những người sử dụng mức thấp cho cả phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Đối với phụ nữ sau mãn kinh ở các nước phương Tây, lượng soy isoflavone có liên quan đến nguy cơ ung thư vú thấp hơn 8%.

 

Một nghiên cứu theo dõi gần 2000 phụ nữ sống sót sau ung thư vú trong 6 năm nói rằng: Soy isoflavone tiêu thụ ở mức tương đương với ở châu Á có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú tái phát ở phụ nữ dùng tamoxifen.

 

Điều này gần đây đã được chứng minh trong một nghiên cứu ghi nhận 6.235 phụ nữ bị ung thư vú và theo dõi họ trong hơn 9 năm. Những người có lượng soy isoflavone ăn nhiều nhất (1.5mg hoặc nhiều hơn mỗi ngày) khả năng tử vong ít hơn 21%, trong thời gian theo dõi hơn so với những người sử dụng lượng thấp nhất (dưới 0,3mg mỗi ngày).

 

Liều Isoflavone khuyến cáo sử dụng

 

Liều khuyến cáo sử dụng Soy isoflavone là 40mg đến 100mg isoflavone mỗi ngày. Để có hiệu quả tốt nhất, nên dùng liều tối thiểu 75mg.

 

Đối với các sản phẩm có chứa protein đậu nành, 60g protein đậu nành cung cấp khoảng 45mg isoflavones.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/03/2024

Sáng Chế: Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin

Ngày 13/03/2024, Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã chính thức cấp sáng chế cho Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin được...
ĐỌC TIẾP

09/01/2023

Nano Curcumin OIC: Món quà quý giá nhất dành tặng người thân là sức khoẻ

Báo cáo “Think consumer health” của Google cho biết, đã có hơn 55% người Việt lựa chọn những món quà sức khỏe để biếu tặng...
ĐỌC TIẾP

01/12/2021

Quercetin ngăn chặn cơn bão Cytokine trong các tế bào đuôi gai và Plasmacytoid

Trừu tượng Tế bào đuôi gai (DC) có thể được phân chia theo dòng dõi thành tế bào đuôi gai dòng tủy (mDC) và tế...
ĐỌC TIẾP

30/11/2021

Tăng cường miễn dịch của tôm thẻ với chiết xuất hoàng kỳ

Một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy chiết xuất thảo mộc Astragalus polysaccharides từ cây hoàng kỳ có thể kích thích khả năng miễn...
ĐỌC TIẾP

12/01/2021

Gamma-Oryzanol: “Quyền lực” mới của ngành công nghiệp làm đẹp

Gamma Oryzanol đang nổi lên như một quyền lực mới trong lĩnh vực làm đẹp
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Collagen type 1, 2, 3 là gì? Tác dụng của collagen type 1, 2, 3 là gì?

Collagen giữ vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của cơ thể cũng như làn da
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Những sai lầm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải

Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và...
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Bữa ăn lành mạnh của một số quốc gia

Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng tránh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo