Từ thời cổ chí kim, cây bạch quả đã được tìm thấy và được xem là một vị thần dược mà thiên nhiên ban tặng. Không chi có công dụng làm đẹp, làm thực phẩm nấu ăn bổ dưỡng mà bạch quả còn có đóng góp lớn cho nền y học. Một số công dụng chữa bệnh của loại cây này được nói đến dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn đọc bất ngờ!

Bạch quả là cây gì?

Cây bạch quả được gọi với cái tên dân giã là ngân hạnh hay công tôn thụ. Cây thuộc loại thân gỗ phát triển với chiều cao lên đến 20 – 35 mét và sức sống mãnh liệt. Bạch quả có sức chống chịu sự tàn phá của bão, thiên tai khắc nghiệt nhờ bộ rễ ăn sâu trong lòng đất. 

Ginkgo Biloba là cây thân gỗ lâu năm

Bạch quả có tán cây thường nhọn và cành vươn dài. Lá cây có cuống chia làm hai thùy, phiến lá hình quạt tròn. Quả bạch quả mọc thành chùm 3-4 quả một. Quả to bằng quả mận, vỏ ngoài cứng và nhẵn. Khi chín quả chuyển màu màu vàng và mùi bơ cháy rất khó ngửi.

Cây bạch quả phân bố ở đâu? Thu hái vào mùa nào?

Ví cây bạch quả là hóa thạch sống cũng không sai bởi loài cây này đã có niên đại hơn 200 triệu năm. Đây là loài cây lâu đời được trồng nhiều tại các nước như Trung, Hàn, Nhật. Cây bạch quả Nhật Bản có ý nghĩa linh thiêng và được gọi với cái tên hibaku jumoku. Năm 1995, hạt bạch quả lần đầu được trồng thử nghiệm tại Sa Pa. Nhưng do không hợp đất đai nên cây chậm phát triển. Ngày nay, loài cây này có mặt ở một số tỉnh miền Bắc nhưng rất hiếm. 

Cây bạch quả khá hiếm và phân bố ở một vài tỉnh miền núi phía Bắc

Cây khá hiếm và phân bố ở một vài tỉnh miền núi phía Bắc

Bộ phận được dùng để chữa bệnh là lá và quả của cây bạch quả. Mùa thu là thời điểm thích hợp để thu hái quả chín. Sau khi thu hoạch, quả được lột lấy phần vỏ và bỏ phần thịt bên trong và đem hấp rồi sấy, phơi khô. Phần hạt cứng được đem phơi, loại bỏ phần vỏ cứng và chỉ lấy phần nhân bên trong.

Dược tính của bạch quả

Hạt đã sơ chế của quả bạch quả được góp mặt trong nhiều bài thuốc dân gian lưu truyền và thường được gọi là Ngân Hạnh. Hạt ngân hạnh có tính ấm, vị hơi ngọt đắng nên có hiệu quả trong việc ích khí, ôn phế. Đối với người bệnh hen suyễn, ho, viêm họng, đờm, dùng ngân hạnh có thể làm giảm nhanh tình trạng bệnh. Ngoài ra, ngân hạnh còn có tính tiêu độc, sát trùng và dùng để giải rượu rất tốt.

Lá và quả của cây được dùng làm thuốc Đông, Tây y

Lá và quả của cây được dùng làm thuốc Đông, Tây y

Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng đã phát hiện ra nhân của ngân hạnh có chứa hàm lượng cao các chất protein, chất béo, đường, tinh bột. Vỏ của ngân hạnh chứa các chất có lợi như bilobol. Đặc biệt, chiết xuất lá ngân hạnh có nguồn hợp chất flavonoid dồi dào. Chất chống oxy hóa, kháng sinh tự nhiên mang lại những công dụng chữa bệnh tuyệt vời cho dược liệu. Bên cạnh đó, lá cây ngân hạnh còn rất giàu flavone glycoside và terpene.

Cây bạch quả có công dụng chữa bệnh gì?

Đông y cổ truyền Việt Nam đã ghi chép lại việc dùng lá cây bạch quả để trị bệnh từ năm 1436. Dược liệu được chế biến thành món ăn, trà bạch quả và có mặt trong nhiều bài thuốc cổ truyền chữa bệnh. Trong nền y học hiện đại của Tây y, bạch quả được dùng để điều chế nhiều loại thuốc bổ cho sức khỏe. Vậy loại dược liệu thời kim cổ này có tác dụng chữa bệnh như thế nào?

8 công dụng bất ngờ từ dược liệu bạch quả

8 công dụng bất ngờ từ dược liệu bạch quả

Tiêu đờm, trị ho

Bạch quả được biết đến là dược liệu có tính ôn vị ngọt đắng nên dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, bổ phổi rất hữu hiệu. Người bệnh lấy 7 quả dược liệu bọc bằng lá ngải cứu rồi nướng kỹ. Sau đó, bạn chia đều thuốc làm hai bữa để dùng sẽ có tác dụng tiêu đờm, trừ hen, ích khí tuyệt vời.

Quả tươi trị ho, tiêu đờm

Quả tươi trị ho, tiêu đờm

Trị hen suyễn và dị ứng

Nghiên cứu gần đây của Hoa Kỳ đã công bố ngân hạnh có thể chữa được hen suyễn và dị ứng. Chiết xuất bạch quả làm dịu các vết sưng viêm do dị ứng và chặt đứt mối liên hệ giữa dị ứng nặng và hen suyễn. 

Điều hòa lưu thông máu, cải thiện trí nhớ

Nhờ hàm lượng flavonoid giàu có mà bạch quả chống oxy hóa rất hiệu quả. Hơn thế, flavonoid kích thích hoạt động của hệ tuần hoàn. Máu được tăng cường lên não phục hồi các tổn thương do thiếu máu gây nên. Đặc biệt với phụ nữ tiền mãn kinh, người già, dược liệu này cải thiện suy giảm trí nhớ, mất ngủ. Nhờ đó, bệnh lý tai biến mạch máu, vỡ mạch máu được ngăn chặn kịp thời.

Điều trị suy giảm thị lực do tiểu đường

Bệnh tiểu đường và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Người bệnh mắc tiểu đường dễ gặp các bệnh lý về tim mạch, xương khớp và suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa. Tinh chất flavonoid được biết đến là chất chống oxy giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe, chống lại nguy cơ đục thủy tinh thể. Người uống trà bạch quả trong vòng 6 tháng có thể cải thiện thị lực, giảm tổn thương võng mạc do biến chứng tiểu đường.

Thành phần flavonoid chống mù lòa do biến chứng tiểu đường

Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Bạch quả được đưa vào các bài thuốc dành cho các bạn gái ở tuổi tiền kinh nguyệt. Hoạt chất có trong dược liệu sẽ xoa dịu cơn đau ngực và đau bụng ở những kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Chất chống oxy hóa flavonoid tăng cường máu lên não, kích thích não bộ tiết hormone hạnh phúc.

Giảm đau nhức, tê bì chân tay

Đau nhức, tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở người già hoặc người gặp vấn đề lưu thông khí huyết kém. Máu không được tăng cường xuống các chi gây tình trạng nhức mỏi, tê cứng. Đặc biệt là khi cơ thể người giữ nguyên tư thế quá lâu, hoặc vận động quá sức, tình trạng này càng nặng. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy dùng bạch quả làm giảm đau nhức xương khớp, tê tay chân sau thời gian kiên trì sử dụng.

Tình trạng đau mỏi, tê nhức tay chân được cải thiện

Cải thiện khả năng tư duy, giúp tập trung và tăng cường trí nhớ

Các trường hợp thiểu năng tuần hoàn não, suy mạch máu ngoại vi như suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, ù tai… tiền chứng của tai biến mạch máu não được các chuyên gia khuyên nên sử dụng Ginkgo Biloba (bạch quả) thiên nhiên để chữa trị. Đặc biệt ở những người lớn tuổi, sử dụng Ginkgo Biloba (cao bạch quả) phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ, bổ sung dưỡng chất cho não bộ và cải thiện tình trạng mất ngủ ở người lớn tuổi hiệu quả.

Bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn kết tập tiểu cầu, vón cục máu

Ginkgo Biloba là yếu tố chống kích hoạt tiểu cầu nên phù hợp để chống đông máu, vón cục máu làm tắc nghẽn mạch máu. Khi Ginkgo Biloba (bạch quả) tác động vào tế bào nội mô có thể ngăn cản 3-5 Cyclic GMP, ngăn chặn sự kết tụ của các tiểu cầu, phòng ngừa sự hình thành các cục máu đông và bệnh lý nhồi máu não, nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer. 

Tác dụng chống oxy hóa của Ginkgo Biloba cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sơ cứu và phục hồi các vết thương do tai nạn giao thông và được quan tâm trong chữa bệnh đau nửa đầu. 

Tăng cường dưỡng chất và oxy đến các vùng của não

Các nhà nghiên cứu về não bộ cũng tin rằng, Ginkgo Biloba (cao bạch quả) cải thiện chức năng nhận thức, bảo vệ não bộ và các tế bào thần kinh vì công dụng lưu thông máu đến các bộ phận hiệu quả. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA cho thấy, chiết xuất Ginkgo Biloba (cao bạch quả) đạt hiệu quả lâm sàng trong việc điều trị chứng mất trí nhớ của bệnh Alzheimer. Ngoài ra, Ginkgo Biloba được xem là thảo dược giúp bảo tồn bộ nhớ và thúc đẩy sự phục hồi của não sau cơn đột quỵ.

Ginkgo Biloba (bạch quả) được chiết xuất từ thiên nhiên và có đặc tính dược lý liên quan tuần hoàn não, đã được ứng dụng vào chữa trị các bệnh của não bộ. Hiện nay, Ginkgo Biloba (bạch quả) được ứng dụng bổ sung trong các sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng tuần hoàn máu não, rối loạn mạch máu ngoại biên, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ… hiệu quả.

Chữa liệt dương

Bạch quả được ví như tiên dược của cánh mày râu gặp tình cảnh trên bảo dưới không nghe. Dược liệu kích thích máu lưu thông tới “cậu nhỏ”. Nhờ vậy, áp suất máu đủ lớn để cải thiện khả năng cương cứng và tăng kích thước cho “cậu nhỏ”.

Thần dược cho đấng mày râu yếu sinh lý

Tác dụng trong làm đẹp

Hợp chất chống oxy hóa flavonoid chứa trong bạch quả có khả năng chống lại quá trình lão hóa rất tuyệt vời. Khí huyết được lưu thông giúp làn da của chị em hồng hào, căng mịn. Bởi vậy, dược liệu này được đông đảo phái đẹp dùng pha trà, nấu các món ăn để “tân trang” nhan sắc. Ngoài ra, người ta cũng dùng dược liệu này thoa lên da khi bị cháy nắng hoặc mẩn ngứa để làm dịu cho da.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/03/2024

Sáng Chế: Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin

Ngày 13/03/2024, Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã chính thức cấp sáng chế cho Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin được...
ĐỌC TIẾP

09/01/2023

Nano Curcumin OIC: Món quà quý giá nhất dành tặng người thân là sức khoẻ

Báo cáo “Think consumer health” của Google cho biết, đã có hơn 55% người Việt lựa chọn những món quà sức khỏe để biếu tặng...
ĐỌC TIẾP

01/12/2021

Quercetin ngăn chặn cơn bão Cytokine trong các tế bào đuôi gai và Plasmacytoid

Trừu tượng Tế bào đuôi gai (DC) có thể được phân chia theo dòng dõi thành tế bào đuôi gai dòng tủy (mDC) và tế...
ĐỌC TIẾP

30/11/2021

Tăng cường miễn dịch của tôm thẻ với chiết xuất hoàng kỳ

Một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy chiết xuất thảo mộc Astragalus polysaccharides từ cây hoàng kỳ có thể kích thích khả năng miễn...
ĐỌC TIẾP

12/01/2021

Gamma-Oryzanol: “Quyền lực” mới của ngành công nghiệp làm đẹp

Gamma Oryzanol đang nổi lên như một quyền lực mới trong lĩnh vực làm đẹp
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Collagen type 1, 2, 3 là gì? Tác dụng của collagen type 1, 2, 3 là gì?

Collagen giữ vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của cơ thể cũng như làn da
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Những sai lầm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải

Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và...
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Bữa ăn lành mạnh của một số quốc gia

Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng tránh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo