Được xếp vào một trong những căn bệnh gây tốn kinh phí điều trị nhất nước Pháp, suy giảm tĩnh mạch đã lấy đi 2,6% ngân sách y tế hàng năm của đất nước này. Làm giảm năng suất lao động, tốn kém điều trị, triệu chững gây mệt mỏi đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống, tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm thậm chí cả tử vong là những gì suy giãn tĩnh mạch gây ra.
Những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho những người đang bị bệnh, những người đang muốn tìm hiểu để phòng bệnh hoặc đơn giản là người muốn cung cấp thông tin, lời khuyên cho bố mẹ, chú dì – những người cao tuổi hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
1. Suy giãn tĩnh mạch là gì ?
Tĩnh mạch có vai trò đường dẫn máu trở về tim, tĩnh mạch có khắp cơ thể, tuy nhiên bệnh được nhắc đến nhiều nhất là suy tĩnh mạch chi (chân) hoặc bệnh trĩ. Giới hạn của bài sẽ đề cập kĩ hơn về suy tĩnh mạch chi. Hãy quan sát hình ảnh bên dưới, bạn sẽ hiểu bệnh suy giãn tĩnh mạch từ đâu mà ra.
Tĩnh mạch có van một chiều giúp đưa máu từ các bộ phận di chuyển theo hướng về tim. Vì bất kì một lí do nào đó như tăng áp lực quá mức trong thời gian dài là suy van hoặc do lão hóa ( người cao tuổi) mà van tĩnh mạch giảm tính đàn hồi, bị suy giảm chức năng, dẫn đến không thể đóng kín lại được, xuất hiện dòng máu ngược trên tĩnh mạch, gây ra tình trạng ứ máu.
Tình trạng ứ máu, gây tăng áp lực lên tĩnh mạch càng làm nặng thêm dòng chảy ngược và áp lực trực tiếp lên thành tĩnh mạch, làm giãn tĩnh mạch, gây ra các triệu chứng tê nhức, đau mỏi, viêm đau, nổi mạch…
2. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Tĩnh mạch chi có 3 loại : tĩnh mạch nông, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu, quan sát hình dưới để thấy vị trí của 3 loại tĩnh mạch này.
Bệnh suy tĩnh mạch có đến 90% là suy tĩnh mạch sâu, khoảng 10% còn lại suy tĩnh mạch nông, triệu chứng biểu hiện trên mỗi người có khác nhau, có người bị suy cả hai loại tĩnh mạch này. Những mạch máu xanh nổi to dưới da là hệ tĩnh mạch nông bị giãn, điều đó có nghĩa, không phải ai bị suy giãn tĩnh mạch đều thấy mạch xanh to nổi lên.
Triệu chứng hay gặp là cảm giác đau nhức, nặng chân, mỏi chân, cảm giác nóng, ngứa, co cứng hay chuột rút về đâm, khi đứng cảm thấy tê như máu chảy dồn xuống chân, cảm giác châm chích rất khó chịu. Các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với bệnh xương khớp, thiếu canxi hoặc bệnh liên quan đến thần kinh ngoại biên, do đó việc nhận ra bệnh đối với nhiều người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Triệu chứng thực tế là : Có những đường vành mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da, sau bắp chân, kheo chân, có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da…
3. Một số dấu hiệu phân biệt suy giãn tĩnh mạch
– Dấu hiệu chuột rút nhầm với bệnh thiếu canxi : Chuột rút hoặc tê mỏi chân do thiếu canxi rất giống với suy giãn tĩnh mạch, xong suy giãn tĩnh mạch chi thường kèm theo cảm giác đau rát, tê nặng chân, phù chân, đặc biệt là về cuối ngày dấu hiệu này sẽ rõ hơn.
– Dấu hiệu đau chân, nhầm với đau khớp: Ở bệnh SGTM thường đau ở bắp chân, đau tê nặng về chiều nhưng sau đêm nghỉ sẽ thuyên giảm rất nhiều. Đi lại giúp đỡ đau, nhẹ chân hơn. Ở bệnh khớp, khi đau cần nghỉ ngơi, càng đi lại nhiều càng đau, bệnh đau tăng vào sáng sớm, sớm ra khó cử động ở các khớp chân.
– Đau tê chân do dây thần kinh: phân biệt với suy giãn tĩnh mạch bằng triệu chứng tê nặng và phù chân.
Lời khuyên : Chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chính xác cần có kết quả siêu âm, chụp cản quang tĩnh mạch, vì thế nếu có dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.
4. Những ai dễ bị Suy giãn tĩnh mạch?
Theo thống kê, phụ nữ trên 40 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh suy tĩnh mạch cao hơn 35%, tức là cứ 3 người trên 40 tuổi thì có 1 người bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
– Nghề nghiệp : Công nhân may, người ngồi văn phòng ít vận động, đứng bán hàng, giáo viên, thợ cắt tóc…
– Thói quen : thói quen đeo giày cao gót quá nhiều, người hay ngồi vắt chéo chân, ăn uống kém điều độ dùng nhiều chất béo, ít ăn rau xanh cũng tạo nguy cơ mắc bệnh.
– Lạm dụng thuốc tránh thai : muốn tránh suy giãn tĩnh mạch, không được lạm dụng thuốc tránh thai.
– Di truyền : Khi biết có người trong gia đình bị suy giãn tĩnh mạch, hãy áp dụng thường xuyên các biện pháp phòng bệnh để tránh nguy cơ ôm bệnh cả đời.
5. Các phương pháp điều trị phổ biến
Có 3 phương pháp điều trị hiện nay được bác sĩ chỉ định cho người bệnh dựa vào mức độ và giai đoạn bệnh, bao gồm :
– Dùng với áp lực hay còn gọi là vớ y khoa
– Điều trị nội khoa ( dùng thuốc )
– Phẫu thuật kết hợp điều trị nội khoa và mang vớ ý khoa
6. Người bị suy giãn tĩnh mạch nên làm gì?
Kết hợp nhiều biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là ưu tiên hàng đầu.
– Thuốc chỉ định: thuốc sẽ giúp giảm sớm các triệu chứng khó chịu như đau chân nặng chân, ngoài ra còn có tác dụng làm cho mạch bền chắc hơn, tĩnh mạch sạch, máu lưu thông tốt hơn. Dùng thuốc đủ thời gian làm giảm được nguy cơ biến chứng, nên tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
– Thực phẩm chức năng hỗ trợ từ thảo dược: Các loại thảo dược có thể dùng như cao hạt dẻ ngựa, cây đậu chổi, hòe hoa…đay là các thảo dược có các hoạt chất rất tốt cho mạch máu, lưu thông máu tĩnh mạch, ngăn ngừa viêm mạch và chống oxy hóa, lão hóa mạch máu. Nếu chọn đúng loại thảo dược có tác dụng với bệnh, người bệnh có thể dùng lâu dài mà bớt lo lắng về tác dụng phụ của thuốc.
– Chế độ ăn uống tập luyện: Hạn chế những tác nhân gây hại cho tim mạch, huyết áp và ảnh hưởng đến sức bền thành mạch. Ăn bổ sung những hoa quả chứa vitamin A, C, đa dạng rau củ quả trong bữa ăn, giảm tối đa chất kích thích thuốc lá, cafe, rượu bia, trà.
Tập các môn thể thao phù hợp như đạp xe, bơi lội, nên đi bộ hàng ngày. Đi bộ sẽ giúp cho các cơ chân co giãn, tạo áp lực giúp máu trong tĩnh mạch hồi lưu về tim tốt hơn, có thể giảm được các triệu chứng như đau nhức, tê mỏi, nặng chân. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là giữ cho cổ chân được di động liên tục.
OIC NEW đang nghiên cứu, phát triển và sản xuất để cho ra đời những sản phẩm công nghệ cao, đem lại hiệu quả tốt nhất cho người tiêu dùng.