Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày, nhưng chủ yếu là do thói quen ăn uống khiến dạ dày bị tổn thương. Tổn thương lớn sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Từ lý do gây bệnh là thói quen ăn uống, bạn nên ăn uống khoa học để bảo vệ dạ dày và tổn thương dạ dày. Đây là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Với những ai đang chữa trị bệnh đau dạ dày, hãy bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày vào các bữa ăn hàng ngày. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày và những thực phẩm cần kiêng kỵ trong giai đoạn chữa trị dứt điểm cân bệnh này.
I. Thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày
#1. Đu đủ chín
Đu đủ chín có 2 loại enzyme chymopapain và papain giúp cân bằng môi trường axit trong dạ dày và xoa dịu cơn đau dạ dày của bạn. Để chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả, bạn nên uống nước ép đu đủ hoặc ăn đu đủ nguyên miếng hàng ngày. Nhìn chung, đu đủ chín tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bạn tiêu hóa nhanh, giảm các triệu chứng ăn khó tiêu và chữa táo bón. Chú ý, chỉ đu đủ chín mới có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày, không dùng đu đủ xanh thay thế.
Đu đủ nằm trong top thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày. Ảnh minh họa.
#2. Sữa chua
Sữa chua cũng đứng đầu trong top những thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày. Vi sinh có lợi trong sữa chua giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, có nhiều loại sữa chua khác nhau, bạn nên lựa chọn sữa chua lên men tự nhiên, ít đường thay vì sữa chua có hương liệu và chất tạo chua nhân tạo.
#3. Chuối
Chuối cũng là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày mà nhiều người không biết. Chuối giúp trung hòa axit trong dạ dày giúp làm dịu dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và đường ruột.
Bên cạnh đó, hàm lượng kali cao trong chuối còn có tác dụng kiểm soát natri gây tổn thương mạch máu và tăng huyết áp. Đặc biệt, pectin – loại chất xơ hòa tan trong chuối còn có tác dụng chữa tiêu chảy, táo bón và các vấn đề rối loạn tiêu hóa.
Chuối tây giúp hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Ảnh minh họa.
#4. Trà thảo dược
Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu. Nhìn chung, các loại trà thảo mộc không chứa caffeine đều tốt cho dạ dày. Chỉ lưu ý đối với trà bạc hà, không nên uống quá nhiều vì chúng có thể làm tăng axit trong dạ dày và gây ra ợ hơi.
#5. Táo
Táo cũng là một trong top những thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày . Trong táo có thành phần pectin (một dạng chất xơ dễ tiêu hóa) không gây áp lực cho dạ dày, giúp cải thiện tiêu hóa, giảm các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
Bạn có thể sử dụng táo theo nhiều cách khác nhau như ăn tươi, uống nước ép táo hoặc làm mứt táo ăn hàng ngày với bánh mỳ.
Hãy bổ sung táo vào thực đơn chữa bệnh dạ dày của bạn. Ảnh minh họa.
II. Những thực phẩm không tốt cho người bị bệnh dạ dày
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày, bạn cần chú ý tránh xa hoặc hạn chế dùng những thực phẩm làm dạ dày bị tổn thương sau:
– Thức ăn cứng, dai như đu đủ xanh, gân, sụn động vật, rau nhiều xơ.
– Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như quả khô, hành, măng, rau cần.
– Các loại thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ như xúc xích, lạp xưởng, giăm bông.
Thực phẩm có nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị bệnh viêm loét dạ dày. Ảnh minh họa.
– Các loại thức uống có cồn như rượu, bia.
– Các thực phẩm hại niêm mạc dạ dày như trà, cà phê đặc, ớt, tỏi.
– Các loại thực phẩm gây đầy hơi như dưa muối, hạt đậu.
– Các loại gia vị cay nóng như tiêu, giấm, ớt.
– Các loại nước uống có ga gây ra tình trạng chướng bụng và ợ chua.
– Các thực phẩm axit cao như chanh, bưởi, mẻ, sữa chua, cam (ăn lúc đói không tốt).
Các thực phẩm có tính axit cao không tốt cho người bị bệnh dạ dày. Ảnh minh họa.
III. Một số chú ý để bảo vệ và chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Thực hành lối sống lành mạnh bằng cách sử dụng các thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày , tránh căng thẳng, làm việc quá sức là những việc làm cần thiết để bảo vệ dạ dày nói riêng và bảo vệ sức khỏe nói chung. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số điểm đáng chú ý sau:
Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Ảnh minh họa.
– Nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt. Trong quá trình nhai, nước bọn có chứa enzyme giúp hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
– Ăn đúng giờ, không ăn quá khuya và không nên nằm ngay sau khi ăn.
– Không nhịn đói và để dạ dày bị kích thích quá lâu khiến môi trường dạ dày bị mất cân bằng và dễ bị tổn thương.
– Ưu tiên ăn những thực phẩm mềm để dạ dày không phải làm việc vất vả.
– Không nên ăn quá no và vận động mạnh sau khi ăn no. Tập các môn thể dục nhẹ nhàng liên quan đến hít thở như khí công Himalaya cũng giúp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Bài tập Nạp Xả tốt cho những người mắc các chứng bệnh về dạ dày, đại tràng, hệ tiêu hóa, bài tiết: lạnh bụng ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân sống; nóng trong người, ợ chua trào ngược, táo bón…. Nguồn: Khí Công Dưỡng Sinh Chữa Bệnh.
– Nên ăn thức ăn khô trước và ăn canh riêng để nhai thức ăn được kỹ và dịch vị không bị loãng, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị cản trở.
– Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để dạ dày không bị kích thích.
– Luôn giữ thái độ lạc quan, tránh làm việc căng thẳng khiến tình trạng tổn thương dạ dày trở nên tồi tệ hơn.
– Chú ý đến nồng độ thức ăn sao cho chúng không quá đặc hoặc quá khô và quá lõng khiến dịch vị không thấm vào thức ăn và khó được tiêu hóa. Thức ăn được tiêu hóa tốt nhất khi tiêu thụ từ 100 đến 200 ml nước trong 1 bữa ăn.
– Trong trường hợp bạn bị đau dạ dày cấp tính, bạn có thể nhịn ăn từ 24 đến 48 tiếng để dạ dày cho thời gian được phục hồi. Nếu có thức ăn, dạ dày tiếp tục tiết axit khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn.
Càn có chế độ ăn uống riêng cho người bị bệnh dạ dày. Ảnh minh họa.
– Trong thời gian điều trị bệnh đau dạ dày, người bị bệnh nên ăn súp và các thực phẩm mềm có năng lượng giới hạn từ 1200 đến 1300 Kcal.
– Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn các bữa chính lớn.
– Ưu tiên ăn trứng và sữa vì chúng là các loại thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên, nên uống sữa ấm và ăn trứng hấp từ 2 đến 3 lần một tuần.