MỐI QUAN HỆ GIỮA RƯỢU BIA VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có 2 dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type. Đây là một trong số các căn bệnh phổ biến hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, nhất là khi đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận… 

Với những người mắc bệnh tiểu đường, việc uống nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết, khiến tình trạng bệnh của bạn thêm trầm trọng. Vậy giữa rượu bia và bệnh tiểu đường có mối liên hệ gì với nhau?

 

Các bệnh nhân tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến việc sử dụng rượu bia, bởi chúng chính là tác nhân gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh. Rượu bia ảnh hưởng tiêu cực đến gan, từ đó làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể. Rượu bia còn có thể tương tác với một số loại thuốc trị tiểu đường nhất định. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa rượu bia và bệnh tiểu đường.

Rượu bia có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường

Việc uống nhiều rượu bia có thể làm cho lượng đường huyết của bạn tăng hoặc giảm bất thường. Khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường kê cho bạn một số loại thuốc (như sulfonylurea và meglitinides) để làm giảm đường huyết trong cơ thể. Trong quá trình dùng những thuốc này, nếu bạn uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc chứng sốc insulin

1.Rượu bia làm cản trở chức năng gan

Khi bạn uống rượu bia, gan của bạn sẽ phải làm việc cật lực để loại bỏ đi các chất độc trong rượu bia ra khỏi máu, khiến chức năng điều chỉnh đường huyết vốn có của nó suy giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia khi lượng đường huyết của mình đã thấp.

2.Không nên uống rượu bia khi đói

Thức ăn giúp làm giảm tỉ lệ rượu bia hấp thụ vào máu. Cho nên khi đói, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia, thay vào đó bạn hãy kết hợp việc ăn uống  khi uống rượu.

3.Phải quan tâm đến lượng đường huyết của mình trước khi sử dụng rượu bia

Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng sản sinh ra glucose  trong máu của gan. Vì vậy, để đảm bảo lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, bạn nên tránh uống rượu bia hoặc các loại thức uống có cồn khác.

4.Rượu bia gây hạ đường huyết

Sau khi uống rượu bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, lượng đường huyết của bạn sẽ có xu hướng giảm. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lượng đường huyết của mình ngay sau đó. Nếu chỉ số đường huyết giảm đến mức 100 mg/dL bạn hãy bắt đầu dùng một ít thức ăn để phần nào điều chỉnh lại nó.

* Hãy tập uống rượu bia thật chậm

– Việc uống rượu bia với thời gian hợp lý sẽ giảm đi các ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn. Tùy vào cân nặng của mỗi người mà thời gian cần thiết cho việc uống rượu bia cũng khác nhau.

– Uống quá nhiều rượu bia có thể khiến bạn cảm thấy đờ đẫn và buồn ngủ. Đây là triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết. Khi các triệu chứng hạ đường huyết bắt đầu bộc phát, bạn cần hấp thu thức ăn hoặc các viên uống glucose để làm tăng lượng đường huyết trở lại.

Mỗi người có một giới hạn riêng khi uống rượu bia. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để xác định được tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong một số trường hợp, nữ giới mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu bia quá 1 lần mỗi ngày, trong khi nam giới thì không nên vượt quá 2 lần mỗi ngày

Nguồn tham khảo:

Diabetes, Alcohol, and Social Drinking http://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/facts-diabetes-alcohol#1

Diabetes and Alcohol http://www.webmd.com/diabetes/guide/drinking-alcohol

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/03/2024

Sáng Chế: Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin

Ngày 13/03/2024, Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã chính thức cấp sáng chế cho Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin được...
ĐỌC TIẾP

09/01/2023

Nano Curcumin OIC: Món quà quý giá nhất dành tặng người thân là sức khoẻ

Báo cáo “Think consumer health” của Google cho biết, đã có hơn 55% người Việt lựa chọn những món quà sức khỏe để biếu tặng...
ĐỌC TIẾP

01/12/2021

Quercetin ngăn chặn cơn bão Cytokine trong các tế bào đuôi gai và Plasmacytoid

Trừu tượng Tế bào đuôi gai (DC) có thể được phân chia theo dòng dõi thành tế bào đuôi gai dòng tủy (mDC) và tế...
ĐỌC TIẾP

30/11/2021

Tăng cường miễn dịch của tôm thẻ với chiết xuất hoàng kỳ

Một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy chiết xuất thảo mộc Astragalus polysaccharides từ cây hoàng kỳ có thể kích thích khả năng miễn...
ĐỌC TIẾP

12/01/2021

Gamma-Oryzanol: “Quyền lực” mới của ngành công nghiệp làm đẹp

Gamma Oryzanol đang nổi lên như một quyền lực mới trong lĩnh vực làm đẹp
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Collagen type 1, 2, 3 là gì? Tác dụng của collagen type 1, 2, 3 là gì?

Collagen giữ vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của cơ thể cũng như làn da
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Những sai lầm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải

Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và...
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Bữa ăn lành mạnh của một số quốc gia

Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng tránh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo