1.Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.

 

 

Triệu chứng điển hình nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là nôn trớ. Tuy nhiên triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng nôn trớ sinh lý. Do vậy các mẹ cần phân biệt được dấu hiệu nôn trớ này để biết con mình có mắc trào ngược dạ dày hay không.

 

 
 

Nôn trớ sinh lý

Nôn trớ do trào ngược
Nguyên nhân Trẻ bú hoặc ăn quá no, trong lúc bú trẻ nuốt nhiều hơi.Trẻ không dung nạp sữa bò, hoặc lần đầu ăn loại thức ăn mới.Vì vậy hiện tượng nôn trớ xuất hiện sớm, trẻ thường nôn ngay sau bữa ăn hoặc trong lúc đang bú. Do cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu, không đủ sức cản sữa, thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản.Vì vậy hiện tượng nôn trớ thường xuất hiện muộn, trẻ thường nôn khi thay đổi tư thế đột ngột
Tần suất Số lần ít, thoáng qua hoặc mỗi ngày một lần.
 

Thường xuyên hơn nôn trớ sinh lý

Biểu hiện Ngoài lúc nôn trớ, trẻ vẫn chơi bình thường Trẻ có biểu hiện sợ bú hoặc ăn: khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người…

 

Nếu để lâu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn, cho thấy mức độ nặng dần của bệnh như:

 

* Trẻ có hiện tượng bị ọc sữa qua mũi.

 

*Trẻ có thể bị nôn ra máu, từ chối bú, uốn éo vặn người…

 

*Cận nặng của trẻ bị sụt hoặc không thể tăng cân mà không rõ lý do

 

*Trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng phổi. Mắc các vấn đề hô hấp như nghẹt thở, thở khò khè, tím tái hoặc ngưng thở.

 

Như vậy cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế gấp vì nếu trào ngược xảy ra trong lúc trẻ ngủ nằm đầu thấp, không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tử vong do tắc thở.

 

2.Nguyên nhân trẻ em dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày.

 

Trào ngược dạ dày ở trẻ em xảy ra khi thức ăn đi ngược với con đường tự nhiên, thay vì đi từ trên xuống thì thức ăn lại đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào thể trạng từng bé.

 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc bệnh trào ngược dạ dày, trong đó phải kể đến như là:

 

Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, giai đoạn này dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định. Nên đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên.

 

  Cho trẻ bú sai tư thế. Hầu hết các bé đều nằm khi bú đặc biệt là khi bú đêm hay bú sữa bình. Ở tư thế này dạ dày như một cốc sữa bị đặt nằm ngang khiến cho sữa dễ trào ra ngoài.

 

Bên cạnh đó, trào ngược còn có thể do những bệnh lý khác ảnh hưởng đến chức năng co bóp hay tiêu hóa của dạ dày, ruột như viêm dạ dày, bại não, nhiễm trùng toàn thân…

 

3.Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày.

 

Trẻ bị trào ngược dạ dày cần được chăm sóc đúng cách. Một số lời khuyên và các cách để giúp trẻ có thể tránh được bệnh trào ngược dạ dày như:

 

– Ăn đúng giờ, đủ bữa, cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này giúp hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể thích nghi dần dần và nhịp nhàng với việc xử lý thức ăn.

 

 – Đồ ăn nên chế biến dạng sệt để trẻ dễ nuốt, như vậy có thể tránh hiện tượng thức ăn quá lỏng và lọt ra ngoài đi ngược lên thực quản.

 

 – Cho trẻ bú đúng tư thế, không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn. Khi đặt bé hoặc cho bé ngủ nên để đầu cao so với giường khoảng 30 độ, như vậy sẽ giúp cho thức ăn không bị trào ngược.

 

  – Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng khả năng trào ngược dạ dày thực quản như: Nước cam, quýt, bưởi, thực phẩm giàu chất béo, So-co-la, cà phê, tỏi, hành, thức ăn cay, xốt cà chua…

 

Các ông bố, bà mẹ cũng nên tránh hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất có cồn trong phòng trẻ, hay trước mặt trẻ.

 

  Ngoài ra để tránh mắc chứng trào ngược do bệnh lý khác gây ra, cha mẹ nên cho bé đi khám định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời, đảm bảo quá trình phát triển của trẻ diễn ra bình thường và tránh những điều đáng tiếc.

 

                                                                              

 

                                                                                                                                             

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/03/2024

Sáng Chế: Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin

Ngày 13/03/2024, Cục Sở Hữu Trí Tuệ đã chính thức cấp sáng chế cho Quy Trình Điều Chế Hệ Tự Vi Nhũ Nano Fisetin được...
ĐỌC TIẾP

09/01/2023

Nano Curcumin OIC: Món quà quý giá nhất dành tặng người thân là sức khoẻ

Báo cáo “Think consumer health” của Google cho biết, đã có hơn 55% người Việt lựa chọn những món quà sức khỏe để biếu tặng...
ĐỌC TIẾP

01/12/2021

Quercetin ngăn chặn cơn bão Cytokine trong các tế bào đuôi gai và Plasmacytoid

Trừu tượng Tế bào đuôi gai (DC) có thể được phân chia theo dòng dõi thành tế bào đuôi gai dòng tủy (mDC) và tế...
ĐỌC TIẾP

30/11/2021

Tăng cường miễn dịch của tôm thẻ với chiết xuất hoàng kỳ

Một nghiên cứu mới đây vừa cho thấy chiết xuất thảo mộc Astragalus polysaccharides từ cây hoàng kỳ có thể kích thích khả năng miễn...
ĐỌC TIẾP

12/01/2021

Gamma-Oryzanol: “Quyền lực” mới của ngành công nghiệp làm đẹp

Gamma Oryzanol đang nổi lên như một quyền lực mới trong lĩnh vực làm đẹp
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Collagen type 1, 2, 3 là gì? Tác dụng của collagen type 1, 2, 3 là gì?

Collagen giữ vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của cơ thể cũng như làn da
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Những sai lầm người bệnh đái tháo đường hay mắc phải

Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và...
ĐỌC TIẾP

05/01/2021

Bữa ăn lành mạnh của một số quốc gia

Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng tránh đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo