Chiều 8/12, Báo Hànộimới, Thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Để hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.

 

Quang cảnh tọa đàm. (Ảnh: TA)

 

Phát biểu đề dẫn, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Hànộimới, Thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Nguyễn Hoàng Long cho biết, tọa đàm có sự tham dự của lãnh đạo thành phố, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội, doanh nghiệp… để cùng trả lời những câu hỏi của độc giả Báo Hànộimới về những kết quả mà cuộc vận động đã đạt được; phân tích những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai cuộc vận động cũng như những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả, sức lan tỏa của cuộc vận động đến người dân Thủ đô, gắn kết người tiêu dùng thêm tin yêu và sử dụng hàng Việt Nam. Đây còn là cơ hội tốt để người tiêu dùng hiểu thêm về hàng Việt, đồng thời giúp doanh nghiệp trong nước hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với không ít người tiêu dùng, giá cả không còn là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn, mà họ cần sản phẩm đó mang lại nhiều giá trị và lợi ích hơn là một sản phẩm giá rẻ đơn thuần. Thêm vào đó còn những yếu tố khác, như sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn và tốt cho sức khỏe, mẫu mã bao bì đẹp, tiện dụng, cung cách phục vụ của nhân viên tại cửa hàng, chính sách hậu mãi tốt…

 

Đánh giá của các đại biểu tham gia tọa đàm cho biết, sau hơn 8 năm triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô ngày càng nhận thức rõ hơn mục đích, ý nghĩa cuộc vận động và hướng tới lựa chọn, mua sắm hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp thay cho việc mua sắm hàng ngoại cùng loại.

 

Thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng cho biết, tới nay, tỷ lệ hàng Việt đến tay người tiêu dùng qua các kênh phân phối trung tâm thương mại, siêu thị cửa hàng tiện ích, chuỗi kinh doanh chiếm 85% tới 95%, chợ chiếm 65% tới 75% và tỷ lệ mua sắm, tiêu dùng hàng Việt ngày càng cao, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, nhất là việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8,5% (tăng 7,3% theo cách tính mới).

 

Và dưới đây là một số câu hỏi của khán giả theo dõi trường trình:

 

Hỏi: Như thông tin của Chi cục quản lý thị trường, tình trạng hàng nhái, hàng giả vẫn được bày bán trên thị trường và người tiêu dùng khó phát hiện đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Lời khuyên của ông (bà) với người tiêu dùng khi mua những sản phẩm này? Các doanh nghiệp có biện pháp gì để cải thiện lòng tin của người tiêu dùng cũng như giúp người tiêu dùng nhận biết hàng chính hãng đảm bảo chất lượng?

 

Ông Lưu Hải Minh-Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV thành phố Hà Nội: Hiệp hội DNNVV Hà Nội thường xuyên tuyên truyền để DN tự bảo vệ chính mình, sản phẩm làm ra phải có nhận diện, có tem mác. Hiện nay, những sản phẩm về bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm… đã dùng phần mềm để kiểm tra xuất xứ, kiểm tra mã vạch để đảm bảo sản phẩm đó chính hàng.

 

Với những sản phẩm chưa sử dụng biện pháp trên thì có thể dùng mã vạch đó tích hợp với đơn vị làm dịch vụ cho mã vạch. Tuy nhiên, điều quan là doanh nghiệp phải truyền thông, DN phải có website để đưa thông tin chính thức lên website của mình nhưng nhiều DN lại không muốn đưa thông tin của DN và sản phẩm lên website, có thể do trình độ IT kém hoặc DN không quan tâm. Chỉ khi hàng nhái, hàng giả hàng của mình xuất hiện thì mới nghĩ đến việc chống, điều này là không ổn mà DN phải phòng trước khi chống.

 

Bên cạnh đó,  Hiệp hội DNNVV thành phố cũng tổ chức hội thảo, tọa đàm về chống hàng giả, hàng nhái của DN, đã ký với đơn vị chống hàng giả của Hà Nội cam kết để DN không tiêu thụ hàng nhái, hàng giả.

 

Hỏi: Theo một kết quả khảo sát, có 3 khó khăn khiến các DN đang gặp khó trong xây dựng thương hiệu là: DN thiếu kiến thức về thương hiệu nên không biết cách thức xây dựng thương hiệu; Bị cạnh tranh từ các DN nước ngoài mạnh về tài chính và trình độ; chính sách của Nhà nước còn nhiều bất hợp lý như khống chế mức chi phí quảng cáo, khuyến mãi, thủ tục đăng ký thương hiệu khó khăn… Xin hỏi DN đánh giá thế nào về kết quả khảo sát này?

 

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Công nghệ mới Nhật Hải cho biết: "Chúng tôi là khởi nghiệp từ IT đến năm 2009 mới chuyển sang  công nghệ nano và sinh học ra những sản phẩm. Thời gian ban đầu gặp khó khăn về vốn và tiếp cận chính sách. Trước đó, công ty có 2 chứng nhận nano chuyên về sơn kháng khuẩn, phản quang diệt 99% vi khuẩn và có kiểm định bên Bộ Xây dựng tuy nhiên sản phẩm đầu tiên không bán được. Sản phẩm thứ 2 là nano cho sức khỏe, chữa các bệnh dạ dày, men gan cao, điều trị ung thư bán rất chạy ở Việt Nam, Đức, Mỹ.

 

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ mới Nhật Hải.

Ông Lưu Hải Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ mới Nhật Hải.

Người Việt Nam phải cố gắng làm ra sản phẩm tốt cho người VN có thể tự dùng được. Các doạnh nghiệp nhỏ và vừa không nên sợ hãi mà cần đặt vị thế của mình như các doanh nghiệp nước ngoài. Khi chúng ta làm ra sản phẩm thì cần phải xác định mặt hàng của mình không chỉ bán cho người Việt Nam mà còn có thể bán cho 6 tỷ người dùng trên thế giới.

 

Ngoài ra, chúng ta cần bảo vệ sản xuất tại Việt Nam, những thương hiệu tốt, sảm phẩm tốt, khi người Việt tin dùng tức là thế giới tin dùng và chất lượng là tối quan trọng đối với các doanh nghiệp VN.

 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển công nghệ và được tạo cơ hội trong việc chuyển giao tài sản trí tuệ từ các nhà khoa học, các nghiên cứu từ trong các trường đại học để áp dụng vào sản xuất. Sở KH-CN giúp đỡ, chuyển giao quyển sử dụng, quyền sở hữu hàn lâm nhận quyền sử dụng quyền sử dụng tài sản trí tuệ của nhà nước.

 

Để một sản phẩm có thể đừng vững thì chính chủ doanh nghiệp phải biết marketing cho chính doanh nghiệp của mình, xác định phân lớp thị trường và có kiến thức về kinh doanh.

Các đại biểu dự tọa đàm:

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

25/03/2023

Wellcare CS Group – Đối tác phân phối chính hãng các sản phẩm OIC New tại thị trường miền Nam

Được thành lập từ năm 2020, CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ WELLCARE CS GROUP VIỆT NAM cùng hệ thống...
ĐỌC TIẾP

17/02/2023

OIC NEW kí kết hợp tác với doanh nghiệp tại Mỹ

Eden Global Capital (EGC) là một công ty chuyên cung cấp các công cụ, tài nguyên và các kết nối cần thiết để mở rộng...
ĐỌC TIẾP

09/01/2023

Nano Curcumin OIC: Món quà quý giá nhất dành tặng người thân là sức khoẻ

Báo cáo “Think consumer health” của Google cho biết, đã có hơn 55% người Việt lựa chọn những món quà sức khỏe để biếu tặng...
ĐỌC TIẾP

23/12/2022

OIC NEW vinh dự được nhận 3 giải thưởng tại Lễ vinh danh Ngôi sao sáng chế IPSTAR 2022

Sáng ngày 4/12/2022, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Hội Sáng chế Việt Nam, Cục Phát triển thị trường và doanh...
ĐỌC TIẾP

13/12/2022

Thương mại hóa tài sản trí tuệ: Những điều cơ bản cần biết trước khi thực hiện

Để có được các bước đi phù hợp trong việc thương mại hóa tài sản trí tuệ (TSTT), chủ sở hữu quyền cần nắm vững...
ĐỌC TIẾP

22/11/2022

Hội đồng thẩm định Sở KHCN Hà Nội cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN lần thứ 8 cho OIC NEW

Ngày 17/11/2022 Hội đồng thẩm định doanh nghiệp KHCN thuộc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội trong lĩnh vực Thuỷ sản đã đồng ý...
ĐỌC TIẾP

18/11/2022

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vĩnh Phúc 2022

Sáng 18/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng...
ĐỌC TIẾP

12/11/2022

Lễ Tôn vinh 150 doanh nghiệp có sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích

Minh chứng cho sức sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp  Tối 11/11/2022, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Hà Nội, Sở Công...
ĐỌC TIẾP
Contact Me on Zalo